Bà Ngô Thị Phố (86 tuổi), ở ấp Cảng, thị trấn Trần Đề (Trần Đề - Sóc Trăng) cho biết, bà vừa có đơn gửi Cơ quan CSĐT Công an huyện Trần Đề và Viện KSND huyện này đề nghị khởi tố hình sự hai con gái của bà là Lê Thanh Th. (51 tuổi), Lê Thanh T. (49 tuổi) về hành vi “Ngược đãi cha mẹ” cùng đứa cháu ngoại là Huỳnh Khánh Ng. về tội “Hủy hoại tài sản” (Báo Kinh tế nông thôn số 38/2015 có bài “Không trả giấy tờ nhà đất cho mẹ: Trái pháp luật, trái đạo lý” phản ánh vụ việc này).
>> Không trả giấy tờ nhà đất cho mẹ: Trái pháp luật, trái đạo
Bà Phố với nỗi đau khôn tả.
Theo bà Phố, vợ chồng bà được cấp 291,1m2 đất năm 1983. Năm 2012, bà được UBND huyện Trần Đề cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đứng tên bà. Nhưng sau đó, con gái bà đã giấu, không đưa giấy tờ đất cho mẹ. Bà Phố đã đi khiếu nại và UBND huyện quyết định hủy giấy chứng nhận cũ để cấp giấy mới cho bà.
Sau khi giấu giấy tờ đất không được, 5 người con của bà là là Lê Thị Ng. (57 tuổi), Lê Văn Ch. (55 tuổi), Lê Thị Thanh Th. (51 tuổi), Lê Thanh H. (49 tuổi), Lê Thị Thanh T. (47 tuổi) yêu cầu bà bán đất và căn nhà đang ở để chia tài sản. Nhưng bà không đồng ý vì đó là nhà để thờ ông bà, tổ tiên. Vì thế, 5 người con đã nhiều lần tìm cách hành hạ, ngược đãi bà.
Cụ thể, đầu tháng 12/2015, con gái bà là Lê Thanh Th. và Lê Thanh T. ngang nhiên cắt điện không cho bà sử dụng dù là nhà của bà, đồng hồ điện do ông Lê Thanh Hải (con trai đang nuôi bà hiện nay) đứng tên hợp đồng mua điện.
Những ngày đầu tháng 01/2016, Th. và T. lại ngang nhiên cho người bịt ống thoát nước khiến cho nước thải không thoát ra ngoài, gây ô nhiễm nơi bà đang ở. Ngày 07/01/2016, những người này lại cắt ống dẫn nước sinh hoạt của gia đình bà khiến bà không có nước sử dụng, tình trạng ô nhiễm trong nhà càng nghiêm trọng hơn.
Tối ngày 08/01, đứa cháu ngoại của bà là Huỳnh Khánh Ng. đã đập phá làm hư hỏng cửa nhà và một cái tủ, thiệt hại trên 3 triệu đồng.
Theo bà Phố, khi bị con cháu ngược đãi, bà đã cho ông Hải trực tiếp đến UBND thị trấn Trần Đề, Công an thị trấn Trần Đề kêu cứu cũng như gửi hàng mấy chục lá đơn kêu cứu nhưng UBND thị trấn Trần Đề và Công an thị trấn Trần Đề không can thiệp khiến những đứa con, cháu bất hiếu càng được thể làm càn, bất chấp đạo lý, bất chấp pháp luật.
Bà Phố nói trong nước mắt: “Đơn kêu cứu của tôi gửi UBND thị trấn Trần Đề, Công an thị trấn Trần Đề và các cơ quan cấp huyện như UBND huyện, Huyện ủy, Công an huyện, Mặt trận Tổ quốc huyện, Hội Phụ nữ huyện, Hội Người cao tuổi huyện… nhưng chưa một lần được hồi âm khiến cho tôi và con cháu trong nhà ngày càng tuyệt vọng, thậm chí mất niềm tin. Đau lòng nhưng phải đề nghị khởi tố những đứa con đứa cháu bất hiếu đó chứ không thì chúng phá suốt ngày làm sao tôi chịu nổi”.
X.H
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.