Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Đại Việt Tân có đơn gửi đến Báo Kinh tế nông thôn tố cáo: Ông Nguyễn Khắc Anh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Tư vấn và Đầu tư phát triển Rau hoa quả trực thuộc Viện nghiên cứu rau hoa quả, trụ sở tại thị trấn Châu Quỳ, Gia Lâm (Hà Nội) lợi dụng “tình bạn” để lừa đảo gây tổn thất nghiêm trọng cho Cty ông Tuấn Anh. Vậy sự thật có phải như thế?
Trong đơn phản ánh, ông Tuấn Anh cho rằng, giữa tháng 7/2012, ông cùng một người bạn đến Văn phòng Cty TNHH MTV Tư vấn và Đầu Tư Rau hoa quả để thăm ông Nguyễn Khắc Anh, đồng thời thăm quan mô hình trồng rau quả của Cty.
Tại buổi gặp mặt này, ông Khắc Anh “khoe” có 80ha rừng thuộc quyền sở hữu của ông tại thị trấn Măng Đen, huyện KonPlong (Kon Tum) đang có nhu cầu khai hoang để lấy mặt bằng phục vụ trồng trọt. Sau khi biết Cty Đại Việt Tân của ông Tuấn Anh có chức năng khai thác, tận thu gỗ, khai hoang rừng, ông Khắc Anh đã ngỏ lời nhờ ông Tuấn Anh thực hiện việc khai hoang 80ha rừng trên.
Theo giá trị công việc gồm phát quan cây rừng tạm tính 300m3 gỗ/ha, 800 ster cành ngọn/ha, áp dụng theo định mức khoán lâm nghiệp của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành thì giá trị hợp đồng vào khoảng 125.000.000 đồng/ha, nhưng vì tình cảm bạn bè lâu năm, lấy công làm lãi, ông Nguyễn Tuấn Anh đã đồng ý giúp ông Khắc Anh và hai bên đã thống nhất đi đến thỏa thuận mức khoán là 75.000.000 đồng/ha (có sự chứng kiến của bà Nguyễn Thu Quỳnh và các thành viên cổ đông của Công ty Đại Việt Tân).
Sau khi thống nhất, Công ty Đại Việt Tân đã gửi Hợp đồng kinh tế cho ông Khắc Anh, trong hợp đồng thể hiện rõ phần việc khoán và giá khoán khai thác là 75.000.000 đồng/ha, tổng giá trị hợp đồng là 6 tỷ đồng. Hai bên cam kết số tiền trên sẽ được thanh toán bằng chính số gỗ trên diện tích rừng thuộc quyền sở hữu của ông Khắc Anh, mà theo lời ông Khắc Anh thì đó toàn là các loại gỗ quý như dổi, chò chỉ đường kính cây tới 2m, trị giá nhiều tỷ đồng (?!)
Hải Ninh
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.