Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 11 tháng 12 năm 2017 | 1:50

Mường Tè: Phát huy hiệu quả Chương trình 135

Là huyện vùng sâu, vùng xa nhất của tỉnh Lai Châu, trong những năm qua, Mường Tè nhận được sự quan tâm của Trung ương thông qua các chương trình chính sách giảm nghèo, các nguồn vốn đầu tư, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn của huyện.

Anh Pờ Văn Thương, bản Nà Lang, xã Bum Nưa chăm sóc đàn gà, vịt của gia đình.

Đặc biệt, Chương trình 135 giai đoạn 2012- 2016 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã, bản đặc biệt khó khăn, các xã biên giới giúp cho kinh tế - xã hội từng bước phát triển, cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Chính sách 135 được phê duyệt đã kịp thời giải quyết tâm tư, nguyện vọng của người dân sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn. Do đó, trong quá trình thực hiện luôn nhận được sự đồng tình ủng hộ của người dân.

Để đảm bảo tính hiệu quả của chính sách, huyện Mường Tè đã lập ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các phòng ban chuyên môn, đồng thời xây dựng các kế hoạch, văn bản hướng dẫn cụ thể về rà soát, phân bổ nguồn vốn tới các xã.

Việc triển khai chính sách 135 trên địa bàn huyện Mường Tè được lồng ghép với các chương trình khác đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 4%/năm; 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm; 73% số thôn, bản có đường ô tô, xe máy đi lại thuận lợi; các công trình thủy lợi nhỏ được đầu tư, đáp ứng 50% nhu cầu tưới tiêu cho diện tích cây trồng hàng năm. Đặc biệt, đối với sản xuất nông nghiệp, huyện Mường Tè đã tiến hành đầu tư, nâng cấp, sửa chữa, kiên cố 129 công trình thủy lợi, đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho trên 1.000ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

Điển hình như xã Bum Nưa, trong năm 2016, nguồn vốn chính sách 135 hỗ trợ cho xã là 245 triệu đồng, trong đó 180 triệu đồng hỗ trợ con giống, số vốn còn lại dành cho việc duy tu bảo dưỡng các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu sản xuất cho nhân dân. Có đủ nước dẫn vào ruộng nương, người dân đã thay đổi tập quán canh tác, đưa những  giống cây trồng mới vào gieo trồng, năng suất đã được cải thiện đáng kể. Những con giống được hỗ trợ người dân tiến hành tái đàn để nhân rộng mô hình chăn nuôi, nhờ đó nhiều gia đình có thêm kinh phí mua con giống mới về nuôi.

Anh Pờ Văn Thương, người dân bản Nà Lang, xã Bum Nưa phấn khởi chia sẻ: “Mấy năm gần đây được Nhà nước đầu tư, hỗ trợ xây dựng nhiều công trình đường, điện, thủy lợi cũng như hỗ trợ nhiều chương trình cho nông nghiệp, diện mạo bản làng đã có sự thay đổi rõ rệt. Đặc biệt là, cùng với chương trình xây dựng nông thôn mới, đường giao thông liên bản được cứng hóa, thông suốt từ bản này sang bản kia nên việc đi lại, trao đổi hàng hóa không còn khó khăn nhiều nữa. Chúng tôi rất vui mừng khi những chính sách của Nhà nước đã giúp người dân xóa đói giảm nghèo, cuộc sống được nâng lên”.

Bà Vàng Thị Thánh, Chủ tịch UBND xã Bum Nưa cho biết: Chính sách 135 đã giúp các hộ nghèo trong xã được hỗ trợ cây, con giống, vật tư, phân bón, đồng thời còn được cán bộ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện hướng dẫn bà con áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất cây trồng. Có được sự hỗ trợ từ chính sách 135, nhân dân trong xã đều phấn khởi, diện mạo nông thôn có sự thay đổi rõ nét, cùng với đó việc triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới cũng có những thuận lợi đáng kể.

Có thể khẳng định, Chương trình 135 tiếp tục có nhiều tác động tích cực tới tình hình kinh tế, xã hội vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Mường Tè. Nguồn lực của chương trình cơ bản ổn định đã giúp chính quyền địa phương chủ động trong việc triển khai các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn. Góp phần hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập…

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, tạo điều kiện, thúc đẩy người nghèo, hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, chính sách cũng tạo ra tâm lý trông chờ, ỷ lại của một bộ phận hộ nghèo vào sự giúp đỡ của Nhà nước, của cộng đồng. Việc lồng ghép các nguồn vốn đã được tập trung thực hiện, song kết quả lồng ghép còn hạn chế do những khó khăn về cơ chế chính sách.

Để công tác giảm nghèo thực sự có hiệu quả rất cần có sự vươn lên tự khẳng định mình, phát triển kinh tế gia đình, phát huy tác dụng của chính sách 135 cho các hộ nghèo, có như vậy công cuộc giảm nghèo mới thực sự hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc giảm tỷ lệ hộ nghèo nhanh trên toàn huyện Mường Tè.

Đỗ Hùng

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top