Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 26 tháng 6 năm 2024  
Thứ hai, ngày 5 tháng 4 năm 2021 | 17:44

Năm 2025, Hà Nam có 150 sản phẩm OCOP 3 sao trở lên

Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" đã góp phần nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất trong xây dựng NTM.

Tính đến nay, Hà Nam đã có hơn 41 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP. Trong đó, 16 sản phẩm OCOP 4 sao và 25 sản phẩm OCOP 3 sao. Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" đã góp phần nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất trong xây dựng NTM.
 
Hà Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Hà Nam sẽ có 150 sản phẩm OCOP được đánh giá xếp hạng từ 3 sao trở lên. Sau khi được công nhận OCOP, các cơ sở sản xuất đã quan tâm hơn trong việc đầu tư nâng cao chất lượng; nhãn hiệu sản phẩm có mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc. Nhiều sản phẩm đã xây dựng được thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường như: cá kho Nhân Hậu; bánh đa nem làng Chều; rượu Vọc; rượu nếp cái hoa vàng; mật ong rừng miền Bắc; bún, miến chùm ngây… Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân.
 

 Nhiều sản phẩm đã xây dựng được thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường như: cá kho Nhân Hậu

 

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Nguyễn Đức Vượng, Chương trình OCOP hướng tới mục tiêu phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Từ đó, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thôn mới.
 
Để chương trình OCOP phát huy hiệu quả, UBND tỉnh Hà Nam chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường các hoạt động quảng bá, xây dựng hình ảnh, thương hiệu sản phẩm OCOP. Các cơ sở sản xuất có sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP cũng cần chủ động, mạnh dạn hơn trong việc đầu tư, ứng dụng công nghệ vào sản xuất để cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng để khẳng định thương hiệu của sản phẩm trên thị trường.
 
 
 
 
Hà Nam.
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top