Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 9 tháng 11 năm 2020 | 16:12

Năm 2025, sẽ có cây, con giống thích ứng với BĐKH

Sáng nay (9/11), Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn về các vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông thôn.

bo-truong-nn.jpg
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường trả lời chất vấn trước Quốc hội

Đại biểu Trần Thị Vĩnh Nghi (TP. Cần Thơ), chỉ rõ kịch bản thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở Việt Nam đã có, vậy Bộ trưởng có chiến lược như thế nào về đưa giống cây trồng và vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất. Bộ đã làm đến đâu để người nông dân có tâm thế chuẩn bị, tránh làm ô nhiễm môi trường, tăng khả năng chống chịu, thích ứng của người nông dân với biến đổi khí hậu ở từng vùng, miền. Đây cũng là một trong những nội dung rất quan trọng đã được đề cập tại Nghị quyết số 32 được thông qua tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa XIV.

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, đồng bằng sông Cửu Long hiện nay đang chịu thách thức của tác động biến đổi khí hậu, yếu tố thượng nguồn và cả những hoạt động ở trên địa bàn chúng ta với những hoạt động chưa đảm bảo bền vững. Trước tình hình đó, để đảm bảo khai thác tiếp tiềm năng, lợi thế về sản xuất nông nghiệp, trong các nhóm giải pháp thì ngoài việc xoay trục sản phẩm theo hướng: Một là, khai thác tốt tính thích ứng, những sản phẩm gì thích ứng thì chúng ta sẽ mở rộng. Hai là, dựa vào quy luật thị trường.

Chính vì thế, chúng ta có chủ trương là sẽ thúc đẩy thủy sản, thúc đẩy trái cây, cơ cấu lại ngành hàng lúa gạo và trong các nhóm giải pháp có nhóm giải pháp giống. Do đó, Bộ đã đề xuất và Thủ tướng Chính phủ đã quyết định các chương trình giống quốc gia. Một là về nhánh thủy sản, có 2 giống thủy sản lớn, đó là giống cá tra và giống tôm, 2 ngành hàng rất chính này. Chúng ta đã có chương trình quốc gia về 2 giống này, cụ thể là đối với giống cá tra thì chúng ta xác định khoảng 6.000 hecta với một công suất 4,4 tỷ con cá giống. Xây dựng được một chương trình phát triển giống cá tra 3 cấp, hiện nay đang tập trung cùng các doanh nghiệp và các tỉnh trọng điểm tiến hành.

Như vậy, phấn đấu đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, chúng ta hoàn toàn chủ động được con giống tốt, vào khoảng 4,4 tỷ, 135.000 cặp bố mẹ. Hiện nay, các doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ mới nhất, tức là đã cấy chip điện tử vào những cặp bố mẹ như chúng ta xem trên truyền hình, để đảm bảo sau này phân bổ tránh cận huyết, có được những dòng lựa chọn cho năng suất cao để không chỉ đảm bảo năng suất cạnh tranh mặt hàng này.

Bộ trưởng cho biết, đối với con tôm cũng vậy, hiện nay, một năm chúng ta cần khoảng 120 tỷ con giống, gồm 2 loại tôm sú và tôm thẻ. Chúng ta có chương trình giống này và đang tập trung tích cực chỉ đạo. Cho đến nay, mới làm chủ được khoảng 40% lượng bố mẹ của con tôm thẻ, còn tôm sú hoàn toàn chủ động, hai hướng này đều phải tích cực hơn. Đối với tập đoàn giống bố mẹ, mặc dù nhập khẩu 1 năm chỉ hơn 300.000 cặp bố mẹ con tôm nhưng đây là an ninh nguồn hàng. Do đó, có một chương trình để chúng ta cố gắng chủ động hoàn toàn con giống này. Con tôm sú thuần hóa để làm sao chọn được dòng tốt nhất.

Về nhánh trái cây, ở đồng bằng sông Cửu Long lựa chọn 10 trái cây điển hình thì có một chương trình để cố gắng năm 2030, bộ giống 10 trái cây này sẽ thuộc top tiên tiến để đảm bảo phục vụ sản xuất cạnh tranh.

Riêng về nhánh lúa gạo, chúng ta rà soát để cơ cấu lại theo 2 hướng: tăng cường các giống chất lượng đường cao, thích ứng với thị trường thế giới. Đồng thời, chọn nhóm giống tăng cường thích ứng bằng cách chịu hạn, chịu mặn để 7 tỉnh ven biển của đồng bằng sông Cửu Long có thể đưa vào cơ cấu này. Cho đến nay, đã có bước tiến tốt, đó là 9 giống vừa qua, giống thơm Việt Nam đã chính thức được EU cho phép vào, điều đó chứng tỏ cơ cấu giống đang đi rất đúng hướng, tập trung thêm các nhóm giống chịu hạn và chịu mặn. Một nhóm việc nữa cần làm là, hiện nay giống tốt, giống xác nhận ở đồng bằng sông Cửu Long cần khoảng 250.000 tấn, nhưng hiện mới chỉ đáp ứng được 65% có chất lượng theo tiêu chuẩn giống xác nhận. Như vậy, phải tăng tỷ nệ này lên để đảm bảo không chỉ có bộ giống phù hợp mà còn có chất lượng phù hợp.

Bộ trưởng nhấn mạnh, với các nội dung chương trình này, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ Bộ đã có những chương trình cụ thể, đang phối hợp với các tỉnh, các doanh nghiệp, đặc biệt với bà con nông dân. Rất nhiều bà con nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long cũng trở thành nhà chọn giống rất tốt để cố gắng có được bộ giống cho ba nhóm nông sản chủ lực, thủy sản, trái cây và lúa gạo thích ứng trước tác động biến đổi khí hậu và yếu tố thượng nguồn, cũng như yếu tố nội tại của Việt Nam.

 

 

 

D.T
Ý kiến bạn đọc
  • Thủ tướng: 'Giữ lửa và truyền lửa' bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc

    Thủ tướng: 'Giữ lửa và truyền lửa' bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc

    Chiều 19/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4)-những người giữ vai trò "giữ lửa và truyền lửa" bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc.

  • Thành phố Điện Biên Phủ đặt tên đường Phạm Văn Đồng và các anh hùng Điện Biên

    Thành phố Điện Biên Phủ đặt tên đường Phạm Văn Đồng và các anh hùng Điện Biên

    Chiều 17/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án bảo tồn, tôn tạo Khu đề kháng Him Lam thuộc di tích quốc gia đặc biệt Điện Biên Phủ, lễ gắn biển tuyến đường mang tên cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và tuyến đường mang tên anh hùng Nguyễn Ngọc Bảo tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

  • Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ

    Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' lịch sử Điện Biên Phủ

    Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chúng ta không bao giờ quên các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ "dù bom đạn xương tan, thịt nát/Không sờn lòng, không tiếc tuổi xuân" để góp phần làm nên chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", "một dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử, sau 70 năm vẫn luôn là động lực mạnh mẽ, tiếp thêm sức mạnh to lớn, niềm tin vững chắc cho toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta.

Top