Liên quan đến nghi án quỵt nợ nhiều tỷ đồng giữa vợ chồng chủ một doanh nghiệp với người dân trên địa bàn, lãnh đạo Công an huyện Xuân Trường cho biết vụ việc có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong khi các cơ quan tố tụng huyện này đang họp liên ngành thống nhất xử lý.
Theo đơn tố cáo gửi báo Kinh tế nông thôn, ông Bùi Viết Kham và bà Hoàng Thị Mơ (thường trú tại Tổ 17, thị trấn Xuân Trường, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) tố cáo bị gia đình ông Trần Thế Việt và bà Trần Thị Hồng (xóm 12, xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định), chủ doanh nghiệp tại địa phương, lừa đảo chiếm đoạt tài sản lên tới hàng tỷ đồng.
Ông Kham cho rằng: Lợi dụng mối quan hệ quen biết, thân tình với gia đình ông Bùi Viết Kham và bà Hoàng Thị Mơ cũng lợi dụng tiếng tăm là chủ doanh nghiệp Hồng Việt, nên ông Trần Thế Việt và vợ là bà Trần Thị Hồng đã vay tiền gia đình ông Bùi Viết Kham và bà Hoàng Thị Mơ với mục đích mua máy đóng đế giày cho Nhà máy sản xuất giày da xuất khẩu tại tổ 18, thị trấn Xuân Trường (Xuân Trường, Nam Định).
Ông Bùi Viết Kham đề nghị CQ CSĐT sớm khởi tố vụ án
Để tạo lòng tin với gia đình ông Kham, gia đình ông Việt, bà Hồng còn cho biết gia đình mình hiện còn có Nhà máy gỗ xuất khẩu tại Km số 8, đường Vụ Bản, TP. Nam Định, tỉnh Nam Định. Chính vì tin tưởng ông Việt sở hữu hai nhà máy nói trên, nên ngày 16/03/2012, gia đình ông Kham, bà Mơ đã ký hợp đồng vay vốn và cho gia đình ông Việt, bà Hồng vay với số tiền 5 tỷ đồng; tài sản thế chấp là Nhà máy sản xuất giày da xuất khẩu tại tổ 18, thị trấn Xuân Trường và Nhà máy gỗ xuất khẩu tại Km số 8, đường Vụ Bản, TP. Nam Định; thời hạn vay 2 tháng.
Tiếp đó, ngày 17/5/2012 và ngày 17/7/2012 bà Trần Thị Hồng tiếp tục ký Giấy vay tiền gia đình ông Kham, bà Mơ với tổng số tiền là: 2,1 tỷ đồng, thời hạn vay 02 tháng (Giấy vay tiền ngày 17/05/2014) và thời hạn vay 15 ngày (Giấy vay tiền ngày 17/07/2012), tài sản thế chấp là toàn bộ tài sản gia đình ông Việt và bà Hồng hiện có.
Tuy nhiên, sau 02 tháng, đến hạn trả nợ vay, gia đình ông Trần Văn Việt và bà Trần Thị Hồng không trả tiền cho vợ chồng ông Bùi Viết Kham và bà Hoàng Thị Mơ. Bị vợ chồng ông Kham bà Mơ đòi nợ ráo riết, ngày 07/09/2012, vợ chồng ông Việt và Hồng tiếp tục “lừa” bạn khi dùng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (căn hộ số P503, Nhà B1, Khu Đô thị Mỹ Đình, Quận Từ Liêm, Hà nội) của gia đình ông Vũ Quang Long là thông gia với gia đình ông Việt bà Hồng giao cho bà Mơ ông Kham giữ để thế chấp trừ nợ.
Giấy tờ vay nợ giữa 2 bên
Ngoài ra, ông Kham, bà Mơ còn “tố” bà Hồng trước đó đã lợi dụng uy tín của mình để lừa gia đình ông Kham, bà Mơ bằng việc bà Trần Thị Hồng viết giấy bảo lãnh vay tiền lừa vợ chồng ông Bùi Viết Kham cho con rể Phạm Văn Khương và con gái Trần Thị Tuyết vay 2 tỷ đồng (Giấy bảo lãnh vay tiền và nhận tiền ngày 18/07/2011).
Căn cứ Đơn tố cáo của ông Bùi Viết Kham thì tổng số tiền gia đình ông Trần Thế Việt bà Trần Thị Hồng đã “lừa đảo chiếm đoạt” của gia đình ông đã lên đến trên 7 tỷ đồng . Tuy nhiên, đến nay gia đình ông Việt, bà Hồng vẫn chưa thanh toán bất kỳ khoản tiền nào. “Sau nhiều lần đi đòi nợ bất thành, gia đình tôi đã gửi đơn tố cáo tới Công an huyện Xuân Trường nhờ can thiệp nhưng đến nay, vẫn phía công an vẫn chưa giải quyết dứt điểm được vụ việc", ông Kham cho biết.
Liên quan đến sự việc, trao đổi với PV, Thượng tá Nguyễn Đình Kiệm - Phó Trưởng công an huyện Xuân Trường cho biết: Công an huyện Xuân Trường đã nhận được đơn của ông Bùi Viết Kham và hiện nay Cơ quan công an huyện cũng đang tổ chức điều tra, xác minh, làm rõ sự việc.
Thượng tá Kiệm cho biết đây là vụ án phức tạp, có liên quan tới việc tố cáo lừa đảo chiếm đoạt số tiền lớn trên 7 tỷ đồng trong khi người bị tố cáo lừa đảo là vợ chồng ông Việt bà Hồng không có thái độ hợp tác với cơ quan công an. Để làm rõ sự việc, Công an huyện Xuân Trường đang triển khai họp liên ngành thống nhất về vụ việc, nếu các ngành đồng thuận về xác định tội phạm, Cơ quan CSĐT Công an huyện Xuân Trường sẽ chuyển hồ sơ lên Công an tỉnh Nam Định thụ lý.
"Quan điểm của cá nhân tôi là đã thấy rõ dấu hiệu của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong vụ việc. Tuy nhiên, để khẳng định có tội phạm hay không, cơ quan công an vẫn đang chờ kết quả thống nhất của cuộc họp liên ngành", Thượng tá Trần Đình Kiệm khẳng định.
Liên quan đến sự việc, Thanh tra Bộ Công an đã có công văn do Đại tá Phạm Lê Xuất - Phó Chánh thanh tra ký chuyển đơn tố cáo của ông Bùi Viết Kham đến Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Xuân Trường xem xét, giải quyết theo quy định pháp luật.
Kinh tế nông thôn tiếp tục thông tin./.
Thành Vinh
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.