Tân Khánh (Vụ Bản) là một trong 4 xã, thị trấn của tỉnh Nam Định được chọn để thực hiện Quyết định 193/2006/QĐ-TTg và Quyết định 1776/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do… Theo đó, xã có 150 hộ được hỗ trợ, trong đó 69 hộ được hỗ trợ đợt 1 với 10 triệu đồng/hộ. Tuy nhiên, theo người dân phản ánh, họ chỉ nhận được 1 triệu đồng, còn 9 triệu đồng phải “tự nguyện” ủng hộ lại xã để làm các công trình phúc lợi.
Ông Phan Văn Đáp, Chủ tịch UBND xã Tân Khánh trong buổi làm việc với PV.
Được tin có chương trình hỗ trợ tiền giãn dân của Chính phủ, người dân xã Tân Khánh rất vui vì hầu hết họ là những hộ nghèo, tuy nhiên, khi đến nhận tiền, nhiều người mới “ngã ngửa” khi biết thực chất số tiền được nhận chỉ bằng 1/10 số tiền được hỗ trợ.
Trao đổi với phóng viên Kinh tế nông thôn, ông Phan Văn Đáp, Chủ tịch UBND xã Tân Khánh, thừa nhận có việc đó xảy ra: Đây là chương trình hỗ trợ giãn dân của Chính phủ, theo quy định, mỗi hộ được hỗ trợ 10 triệu đồng nhưng họ chỉ nhận 1 triệu đồng, còn 9 triệu đồng “tự nguyện” nộp lại cho xã. Cả xã có 150 hộ trong diện này nhưng lần 1 chỉ hỗ trợ cho 69 hộ. Khi được hỏi tại sao xã lại nhận được hỗ trợ từ chương trình này, các hộ dân có thuộc đối tượng được hưởng lợi của dự án không, ông Đáp thẳng thắn: Nếu đúng ra xã và người dân không nằm trong diện hưởng lợi của dự án, vì muốn có các công trình và tốt cho dân nên xã mới “xin” được dự án này, số tiền “tự nguyện” của dân xã đã nộp vào Kho bạc Nhà nước làm phần đối ứng để xây dựng nhà máy nước. Cũng theo ông Đáp, ở xã khác, số hộ còn nhiều hơn nên “nếu xã có sai thì cả cấp trên cũng sai”(?!).
Quyết định 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 và Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng là đúng đắn, hợp lòng dân nhưng một số địa phương của tỉnh Nam Định lại làm sai đối tượng thụ hưởng. Thiết nghĩ, để quyết định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện đúng, đề nghị các cấp có thẩm quyền rà soát chặt chẽ từng đối tượng, từng địa phương..., tránh tình trạng sử dụng tiền ngân sách không đúng, gây thất thoát, lãng phí.
Trung Hiếu
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.