Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia cho rằng, việc các hộ dân đề nghị được bồi thường, hỗ trợ, di dời đến nơi ở mới là không có cơ sở thực hiện.
>> Sống dưới hành lang đường điện 220kV Ninh Bình - Thanh Hóa: Người dân Tam Điệp lên tiếng
>> Đề nghị Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia hỗ trợ cho các hộ dân ở Thanh Hóa
>> 22 hộ dân ở Thanh Hóa sống trong sợ hãi
>> Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia “né” trách nhiệm?
Do nằm dưới hành lang đường điện 220 kV Ninh Bình - Thanh Hóa nên nhiều năm nay, 22 hộ dân ở thôn Nguyên Tiến, xã Thiệu Nguyên (Thiệu Hóa - Thanh Hóa) luôn nơm nớp lo sợ từ trường ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí họ còn bị hạn chế xây cao nhà cửa và tai họa có thể ập xuống bất kỳ lúc nào nếu xảy ra hỏa hoạn.
Mặc dù UBND huyện Thiệu Hóa đã có văn bản đề nghị Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia nghiên cứu, xem xét, có cơ chế hỗ trợ để các hộ dân yên tâm sinh hoạt, sản xuất, đồng thời đảm bảo an toàn, bảo vệ hệ thống lưới điện 220kV Ninh Bình - Thanh Hóa. Tuy nhiên, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia cho biết, các hộ này không nằm trong diện được bồi thường, hỗ trợ.
Anh Nguyễn Dũng Hoa ở thôn Nguyên Tiến cho biết, do đường điện đi qua nhà nên gia đình anh không dám ở trên tầng 2.
Theo lý giải của Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia: Về mặt thiết kế kỹ thuật, công trình đã thực hiện thiết kế theo đúng Nghị định 54/1999/NĐ-CP, ngày 8/7/1999 của Chính phủ về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và các quy định hiện hành tại thời điểm xây dựng. Đảm bảo việc các hộ dân sinh sống bình thường dưới hành lang bảo vệ an toàn công trình.
Về chính sách bồi thường, hỗ trợ: thực hiện quy định tại Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998, của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia đã cùng chính quyền địa phương lập phương án bồi thường, hỗ trợ đối với diện tích đất thu hồi làm các vị trí chân móng cột.
Đối với hành lang bảo vệ an toàn công trình đoạn tuyến qua đất của các hộ gia đình, do thời điểm thực hiện dự án, các hộ dân chưa xây dựng nhà, công trình trên đất, trong khi Nhà nước chưa có chính sách về bồi thường, hỗ trợ đối với đất ở nằm dưới hành lang an toàn lưới điện có cấp điện áp 220kV nên phần đất của 22 hộ dân không nằm trong diện phải thực hiện bồi thường, hỗ trợ. Do đó, việc các hộ dân đề nghị được bồi thường, hỗ trợ, di dời đến nơi ở mới là không có cơ sở thực hiện.
Từ sự việc này cho thấy, cần có sự hài hòa về quyền lợi giữa người dân nằm dưới hành lang đường điện và ngành điện.
Hoàng Văn
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.