Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 23 tháng 6 năm 2022 | 20:50

Ngập tràn niềm vui trên quê hương Song Phượng

Đến Song Phượng (Đan Phượng - Hà Nội), đi trên con đường hoa ngập tràn sắc nắng mùa hạ, khách xa không khỏi ngỡ ngàng về những đổi thay nhanh chóng của địa phương. Nhất là khi, xã đã đón nhận danh hiệu nông thôn mới kiểu mẫu do TP. Hà Nội trao tặng.

Thăm miền quê…“đáng sống”

Ông Bùi Văn Trường ở thôn Tháp Phượng (xã Song Phượng) cho biết, xã đã hoàn thành XDNTM năm 2013, NTM nâng cao năm 2020, và ngày 8/6 /2022 đón nhận danh hiệu NTM kiểu mẫu do TP. Hà Nội trao tặng.

Để xứng dáng với danh hiệu NTM kiểu mẫu, Song Phượng đã tập trung nâng cao cơ sở vật chất các trường học. Hiện, cả 3 cấp học: Mầm non, Tiểu học và Trung học đều đạt chuẩn quốc gia. Đời sống nhân dân chủ yếu thu nhập từ các làng nghề và dịch vụ thương mại như sản xuất bánh kẹo truyền thống, chế biến nông sản thực phẩm.

 

1bd01d05230be055b91a.jpg
Phụ nữ Song Phượng chăm sóc đường hoa.

 

Tuy nhiên, điểm nổi bật nhất của Song Phượng là đường thông hè thoáng, nhà cao cửa rộng, xứng danh là đô thị nông thôn kiểu mẫu. Song, khách xa vẫn thích nhất là con đường hoa, ngập tràn sắc nắng  mùa hạ, nằm trên trục chính của xã, dài gần 1 km; với những loại hoa như: hồng, cúc, hoa ban, tường vi. Việc chăm sóc hoa do bà con và các đoàn thể đảm nhận; ví như: khu trung tâm, khoảng 400m, giao cho Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên; còn lại do đội xung kích 5 -7 người, chuyên cắt tỉa, chăm sóc cây.

Đặc biệt, Song Phượng còn có tuyến đê kiểu mẫu 1,8km, chủ yếu trồng cây cỏ lạc để bảo vệ đê; đây là loại cỏ sinh trưởng tốt, có hoa đẹp và bò sát đất. Điểm nhấn đầu làng có các khối hoa hình sao, lục lăng, hình tròn, hình thoi, nhiều nhất là hoa mẫu đơn, hồng, cúc, cây lá đỏ, cây lá tím. Khách xa về Song Phượng hôm nay đều tấm tắc khen “quả là miền quê đáng sống”. Vì nó chỉ cách hồ Hoàn Kiếm 20km.

 Đời sống vật chất, tinh thần của người dân cũng được  nâng cao, mức thu nhập đạt 75 triệu đồng/người/năm. Ngoài ra, xã còn phát động phong trào: sáng - xanh - sạch - đẹp; sử dụng điện năng lượng mặt trời; các hộ gia đình chủ động lắp camera. Khi dịch Covid-19 lắng xuống, Hội Cựu chiến binh (Hội CCB) đã tổ chức nhiều chuyến đi du lịch đường dài. Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, Hội CCB Song Phượng đã đến Cửa Lò – TP. Vinh và Huế, Đà Nẵng. Hội Phụ nữ, các hộ gia đình cũng có những chuyến đi bổ ích, vừa học hỏi mô hình XDNTM, vừa tham quan những danh thắng nổi tiếng của địa phương bạn.

“Để có miền quê đáng sống như  hôm nay, Song Phượng đã phải nỗ lực không ngừng từ những năm 2008 - 2009 đến nay. Do được duy trì đều đặn trong thời gian dài, nên bà con đã có thói quen, nếp nghĩ phải làm đẹp cho gia đình và quê hương, để không thua kém bạn bè trên cả nước”, ông Trường cho biết thêm.

Cũng như ông Trường, chị Nguyễn Thị Huyền ở thôn Thuận Thượng cho biết, từ năm 2005,  xã đã có nghề sản xuất nấm, năng suất đạt khá cao, thu nhập khá; với các loại như: nấm sò, nấm bắp ngô, nấm đùi gà, nấm linh chi, mộc nhĩ… Năm 2010, gia đình chị đã tham gia và duy trì ổn định nghề trồng nấm từ bấy đến nay.  

Hiện, cơ sở của chị Huyền có 2 mẫu (1 mẫu Bắc Bộ = 3.600m2) nấm, bình quân 1 vụ/năm, kéo dài từ tháng 6  đến hết tháng 4 năm sau. Thu hoạch xong lại bắt đầu một vụ mới.

Giá các loại nấm những năm 2000 - 2015 đạt 80.000 - 85.000 đồng/kg, hiện tại 120.000 đồng/kg. Đầu ra chủ yếu bán trong nội thành Hà Nội.  

“Để quản lý trang trại nấm, ngoài 2 vợ chồng còn phải thuê 4-5 công nhân, với mức thù lao 7-8 triệu đồng/người/tháng. Cao điểm, vào thời vụ, phải thuê 20 người, trả thù lao 7-8 triệu đồng/người/tháng”, chị Huyền cho biết thêm.

Đón nhận danh hiệu NTM kiểu mẫu

Trao đổi với chúng tôi, Chủ tịch UBND xã Song Phượng - ông Bùi Anh Tùng cho biết: Để có được thành công như ngày hôm nay, Song Phượng đã tổ chức 195 hội nghị tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa các tiêu chí, kết quả XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, và đề ra phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới đến 22.013 cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, quần chúng nhân dân.

 

38bb8861b66f75312c7e.jpg
Sản xuất nấm tại cơ sở của chị Huyền.

 

Thực hiện cuộc thi “Giữ gìn thôn, tổ dân phố sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn” với giải đặc biệt 20 triệu đồng, giải nhất 10 triệu đồng, giải nhì 7 triệu đồng, giải ba 5 triệu đồng, giải khuyến khích 2 triệu đồng. Tính đến quý IV/2021, đã trao thưởng cho 36 tập thể cụm, tổ dân phố, với kinh phí 168 triệu đồng, trong 20 tháng tổ chức cuộc thi ngân sách nhà nước đã chi gần 500 triệu đồng, Đan Phượng xã hội hóa được 27 tỷ đồng”.

Ông Nguyễn Văn Chí, Phó chánh Văn phòng XDNTM Hà Nội, cho biết: “Hà Nội đã xây dựng kế hoạch thực hiện các nghị quyết, Chương trình XDNTM Thủ đô với kế hoạch dài hơi. Đồng thời, tập trung chỉ đạo các xã đã đạt NTM nâng cao; duy trì và nâng chất các tiêu chí NTM của 5 xã: Đan Phượng, Song Phượng, Tân Hội, Liên Hà, Thọ Xuân.

Năm 2022, Hà Nội đã có 5 xã đăng ký XDNTM kiểu mẫu. Trong đó, Đan Phượng phấn đấu đạt 7/7 lĩnh vực; Song Phượng 4/7 lĩnh vực; Liên Hà 5/7 lĩnh vực; 2 xã Tân Hội và Thọ Xuân đạt các lĩnh vực văn hóa, y tế và giáo dục.

Hiện, đã có 5 xã được thành phố công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (Đan Phượng 5/7 lĩnh vực; Song Phượng 3/7 lĩnh vực; Liên Hà 4/7 lĩnh vực; Tân Hội 3/7 lĩnh vực, Thọ Xuân 2/7 lĩnh vực).

Ngoài ra, thành phố còn hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu tập thể lợn an toàn xã Trung Châu, sản phẩm chăn nuôi xã Phương Đình; rau giá Trung Châu và hoa ly Đan Phượng. Hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên cho các nhà văn hóa thôn, cụm dân cư, tổ dân phố để nâng cao chất lượng hoạt động. Mức hỗ trợ: 4 triệu đồng/nhà văn hóa, quy mô dưới 500 hộ dân; 5 triệu đồng/nhà văn hóa, quy mô 500 hộ dân trở lên”.

“Đặc biệt, chú trọng nâng chất các tiêu chí NTM nâng cao, phấn đấu XDNTM kiểu mẫu. Hoàn thành quy hoạch chi tiết trung tâm xã và điểm dân cư nông thôn của 15/15 xã của huyện Đan Phượng. Tập trung xây dựng vùng huyện, phù hợp bộ tiêu chí NTM kiểu mẫu, và xây dựng huyện Đan Phượng thành quận. Đồng thời, chú trọng hoàn thiện quy hoạch vùng huyện đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, ông Chí cho biết thêm.

 

 

Hoài Dương
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top