KTNT- Sáng nay 1/3, hàng trăm sinh viên (lớp Trung cấp điều dưỡng đa khoa, do Trường Trung cấp Việt-Úc liên kết với Đại học Y dược Huế đào tạo) đã tập trung trước cổng trường phản đối việc nhà trường đình chỉ việc học vì họ chưa nộp khoản tiền 5 triệu đồng mà nhà trường gọi là phí đào tạo tại Úc.
Theo phản ánh của những sinh viên này, thì đây là khoản thu không có trong giấy báo nhập học. Khi sinh viên không đồng ý về khoản thu, thì nhà trường gọi khoản này là lệ phí xây dựng trường và bắt nộp trong thời gian ngắn. Sau đó khoản thu này được giảm xuống là 3 triệu đồng. Có một vài sinh viên (trong đó có trường hợp của Hoàng Thị Trang thì phản ánh là đã nộp tiền nhưng không nhận được phiếu thu và nhà trường vẫn đòi các em đóng khoản này một lần nữa).
Sinh viên tập trung trước cổng trường phản đối việc bị đình chỉ học. |
Ngày 28/2, nhà trường đã đình chỉ việc học tập những sinh viên chưa nộp khoản tiền trên. Đến sáng 01/3, do bất bình với việc bị đình chỉ học, hàng trăm sinh viên đã vây kín cổng trường phản đối, một thầy giáo của Trường Việt-Úc đã ra có những lời lẽ nặng nề với số sinh viên.
Ông Đậu Văn Cầm, Phó hiệu trưởng nhà trường cho rằng: “Nguyên nhân của sự việc cũng như hướng giải quyết thì còn nhiều điều bàn cãi và chưa thể trả lời ngay mà phải chờ sự có mặt của Hội đồng quản trị nhà trường, đại diện Trường Đại học Y- Dược Huế.Thầy Cầm cũng cho biết, do đặc thù của đào tạo liên kết mà thời điểm ban đầu giữa cơ sở đào tạo và sinh viên chưa có những thoả thuận thống nhất”.
Ông Đậu Văn Cầm, Phó hiệu trưởng Trường trung cấp Việt - Úc đang trao đổi với phóng viên. |
Được biết khoá học này đã học đến kì thứ 3, nhưng mới chỉ có bản ghi nhớ thoả thuận giữa Trường Trung cấp Việt- Úc và Trường Đại học Y- dược Huế. Khi được hỏi về khoản thu của nhà trưòng, thầy Cầm trả lời: Nhà trường đã căn cứ vào Thông tư số 35/2009/TT-BGDĐT ngày 3/12/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Chương 5, Điều 23, khoản d hướng dẫn: "Học phí, lệ phí thu từ người học theo mức thu do nhà trường tự xây dựng trên nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí, được xã hội chấp nhận và phù hợp với quy định của pháp luật". Trường hợp một số sinh viên đã nộp khoản tiền này mà không có phiếu thu, nhà trường vẫn bắt nộp lần nữa, thầy Cầm nói sẽ cho kiểm tra lại. Hỏi về việc khoản thu 5 triệu được giảm xuống 3 triệu, thầy Cầm cũng cho hay đó là đề xuất của thầy với Hội đồng quản trị vì xét thấy như thế là phù hợp.
Thầy Cầm cũng khẳng định với phóng viên sớm giải quyết mọi việc và có giải trình ngay sau khi họp mặt 3 bên: Trường Trung cấp Việt-Úc, Trường Đại học Y- dược Huế và các em sinh viên.
Bài, ảnh: Văn Thành – Đình Lam |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.