Ngày 15/4, các lực lượng của Bộ Công an đã phong tỏ, bao vây bắt 5 đối tượng, thu giữ hơn 600 kg ma túy đá để trong 30 thùng loa được ngụy trang trên một xe tải.
Theo đó, khoảng 15h ngày 15/4, Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) phối hợp với Công an tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh bắt nhóm người nghi luôn quan ma túy tại ngôi nhà cấp 4 ở ngõ 161, đường Phùng Chí Kiên (TP. Vinh, Nghệ An).
Lực lượng chức năng phải mất 3 giờ đồng hồ để khám xét ngôi nhà nói trên. Được biết, cơ quan chức năng đã bắt 5 nghi phạm trong đường dây, thu giữ 600 kg ma túy đá gồm 600 gói để trong 30 thùng loa được ngụy trang trên một xe tải.
Các đối tượng cùng tang vật đã được di lý đưa về cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Hà Tĩnh để điều tra làm rõ vụ việc.
An Giang: Bắt giữ hơn 30kg ma túy chuyển từ Campuchia về Việt Nam
Mới đây, lực lượng chống buôn lậu 389 Quốc gia vừa triệt phá thành công bắt nhiều đối tượng thu giữ gần 30kg ma túy khi đang vận chuyển từ Campuchia về Việt Nam.
Theo đó, khoảng 15h30 ngày 13/4, Du Quốc Cường (29 tuổi, ngụ TP Nha Trang, Khánh Hòa) và Trình Công Nghĩa (41 tuổi, ngụ huyện An Phú, An Giang) lái ôtô biển số An Giang từ hướng Campuchia vào Việt Nam.
Khi ôtô trên vừa qua bến đò Đồng Ky (xã Quốc Thái, huyện An Phú,An Giang) thì bị lực lượng chống buôn lậu 389 Quốc gia ập vào bắt giữ. Kiểm tra trên ôtô có 22.000 viên nén (8,2 kg) là ma túy tổng hợp và 18,4 kg bột trắng là ma túy đá.
Mới đây, lực lượng chức năng tiếp tục thu giữ thêm 1 kg Ketamine và hơn 1.000 viên nén ma túy tổng hợp.
Như vậy, đến thời điểm hiện tại, Ban Chuyên án đã bắt giữ 5 đối tượng về hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, thu hơn 31kg ma túy tổng hợp, gồm: 31.850 viên thuốc lắc, 2kg Ketamine và 17,8kg ma túy đá.
Ngành Hải quan bắt giữ 4.039 vụ việc vi phạm
Tổng cục Hải quan cho biết, trong quý I/2019, Ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ, tổng số 4.039 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính gần 321 tỷ đồng với số tiền nộp ngân sách đạt hơn 38 tỷ đồng.
Bắt giữ 100.000 lít dầu DO trái phép
Mới đây, cảnh sát biển thuộc Hải đội 402 phối hợp với lực lượng chức năng phát hiện, tiếp cận tàu TG 92377 - TS do ông Lê Thanh Hoàng (SN 1971) ở Gò Công Đông, Tiền Giang làm thuyền trưởng có dấu hiệu vi phạm tại khu vực biển phía Tây Nam.
Tại thời kiểm tra trên tàu có 4 thuyền viên, tất cả các thuyền viên đều không có giấy tờ tùy thân và không có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn cùng 100.000 lít dầu DO nhưng không có đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của số lượng dầu trên.
Hiện, lực lượng Cảnh sát biển đã ra tạm giữ tang vật, phương tiện để tiếp tục điều tra làm rõ và xử lý theo quy định.
Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm vụ buôn lậu tại Lạng Sơn
Ngày 16/4, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình liên quan đến việc yêu cầu xử lý tình trạng buôn lậu tại Lạng Sơn.
Theo đó, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả chỉ đạo Bộ Công an, UBND tỉnh Lạng Sơn, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Quản lý thị trường đối với việc xử lý kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan đến vụ buôn lậu tại huyện Cao Lộc (tỉnh Lạng Sơn).
Phó Thủ tướng yêu cầu Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, các đơn vị nghiệp vụ và Công an tỉnh Lạng Sơn khẩn trương điều tra, làm rõ hành vi phạm tội của các bị can trong vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới xảy ra tại huyện Cao Lộc; truy bắt đối tượng cầm đầu, chủ mưu đang bỏ trốn để đưa ra xét xử nghiêm minh trước pháp luật.
UBND tỉnh Lạng Sơn, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Quản lý thị trường tăng cường công tác quản lý cán bộ, kiểm điểm, xử lý nghiêm các vi phạm theo đúng quy định; đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát địa bàn; thực hiện nghiêm túc việc điều chuyển, luân chuyển người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chức năng tại Công văn số 284/TB-VPCP ngày 8.8.2018 của Văn phòng Chính phủ.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.