Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 23 tháng 12 năm 2013 | 10:51

Nghệ An: Vì sao hàng nghìn người dân phản đối việc xóa sổ Nông trường Sông Con?

KTNT-  Trong các bài trước, chúng tôi đã phân tích những bất thường, khuất tất trong việc Sở NN&PTNT Nghệ An tham mưu chuyển đổi, xóa sổ Công ty TNHH MTV NN Sông Con (Nông trường Sông Con). Tiếp xúc với những cán bộ lão thành của Nông trường, những người dân sống trên địa bàn, càng thấy được tâm tư nguyện vọng tha thiết, chính đáng của cán bộ và nhân dân về việc bảo vệ, giữ gìn một Nông trường có bề dày truyền thống hơn 60 năm xây dựng  và trưởng thành ăn nên l;àm ra này.BÀI LIÊN QUAN:* Nghệ An: Doanh nghiệp Sông Con kêu cứu * “Phá cao su là phá đề án của tỉnh”* Và những vấn đề khuất tất Lợi ích của chúng tôi là lợi ích của nhân dân!Ông Hồ Văn Cư, nguyên Giám đốc Nông trường Sông Con từ năm 1986 đến năm 2002 cho biết: “Nếu ai đó nói chúng tôi phản đối không đồng tình việc sáp nhập Nông trường chúng tôi vào Cty mía đường vì lợi ích nhóm là hoàn toàn sai. Chúng tôi là người về hưu, không có vương vấn gì đến đất đai ở  Nông trường cả. Chúng tôi phản đối việc sáp nhập vì cách làm khuất tất

Công nhân ngao ngán khi nghe tin sát nhập.


Ông Nguyễn Long Cơ, công nhân xã Tân Phú nói: “Tại sao ai đó dám bịa đặt ra phương án này; nếu người đó có lương tri con người thì chắc rằng bứt rứt lắm đó”.  Một số đảng viên khẳng định, nếu phương án này tỉnh cứ quyết làm cho bằng được, thì họ kiên quyết đấu tranh đến cùng.

Ông Hùng Phó Giám đốc Nông trường Sông Con cho biết: Đầu tháng 12/1013, Công ty TNHH MTV NN Sông Con đã tổ chức Đại hội Công nhân viên chức bất thường để lấy ý kiến dân chủ. 100% cán bộ công nhân viên chức đã thông qua Nghị quyết phản đối việc chuyển đổi, sáp nhập Công ty, yêu cầu Chủ tịch Công ty và ban lãnh đạo Công ty không được kí vào văn bản đồng ý việc chuyển đổi, sáp nhập.

Tham mưu phương án thiếu trung thực với Thủ tướng?

Sáng 26/11/2013, tại NVH xã Tân Phú (Tân Kỳ-Nghệ An) đã diễn ra Hội nghị quán triệt, tuyên truyền chủ trương chuyển đổi Công ty TNHH MTV NN Sông Con thành công ty TNHH HTV có sự góp vốn của Công ty CP Mía đường Sông Con. Hàng nghìn người dân đã kéo đến chật kín hội trường, nhiều người phải đứng phía bên ngoài hành lang, cửa sổ để theo dõi. 

Ông Trần Ngọc Bé, Phó Bí thư Đảng bộ Công ty TNHH MTV NN Sông Con khẳng định phương án chuyển đổi do Sở NN&PTNT Nghệ An tham mưu trình Thủ tướng là không có căn cứ pháp lý, không có cơ sở thực tiễn và không dân chủ.

Chặt cao su đang xanh tốt để trồng mía.


Theo Công văn số 2449/TTg-ĐMDN ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ, trong giai đoạn 2011 – 2015, Công ty MTV NN Sông Con thuộc diện Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ, nay chuyển giao toàn bộ vốn, tài sản để liên doanh với Công ty Mía đường đồng nghĩa với Nhà nước mất quyền điều hành công ty là trái với văn bản 2449 của Thủ tướng Chính phủ. Việc Sở NN&PTNT cho rằng nếu phải nộp tiền thuê đất thì Công ty sẽ thua lỗ là lập luận ngụy biện, bởi vì tiền thuê đất cũng tương đương với thuế đất, và Công ty chỉ là người thu hộ cho Nhà nước, còn đối tượng nộp tiền là hộ nhận khoán. Trong phương án nêu chuyển đổi 180 ha lúa nước sang trồng mía là vi phạm nghiêm trọng Nghị định 42 của Chính phủ về quản lí đất trồng lúa nước. Trong 36 trang của phương án, chỉ có 63 chữ nói về cây cao su.Nội dung phương án phản ánh sai về thực trạng của Công ty, cho rằng Công ty “sắp chết”, cần có Mía đường góp vốn mới cứu được, vì vậy mới được Thủ tướng đồng ý chuyển đổi. Sau đó, lãnh đạo Sở NN&PTNT Nghệ An buộc lãnh đạo Công ty phải thực hiện, nếu không sẽ kỉ luật!

Ông Lưu Quang Dũng, Bí thư Đảng ủy xã Tân Long, ông Hồ Sỹ Nguyên, Chủ tịch UBND xã Tân Phú đều khẳng định chính quyền và nhân dân hai xã không đồng tình với phương án chuyển đổi; phương án này sẽ phá vỡ qui hoạch xây dựng nông thôn mới của địa phương, thiếu dân chủ, gây bất bình và bức xúc trong nhân dân. Người dân hai xã không cần góp vốn của Công ty Mía đường, đề nghị tỉnh xem lại cách làm này.

Nhiều người vạch ra những yếu kém, những cách xử ép người dân của Công ty CP Mía đường Sông Con; nói thẳng người dân không mặn mà, thậm chí tẩy chay Công ty này; đến năm 2015 nếu phá bỏ hàng rào thuế quan, đường ngoại tràn vào thì đường nội sẽ khó cạnh tranh nổi.                                  


Nhiều ý kiến đề nghị lãnh đạo Sở NN&PTNT Nghệ An cho biết cá nhân nào chấp bút viết phương án này, đề nghị kỉ luật nghiêm minh người đó vì đã lừa dối dân, lừa các Bộ ngành TW đến lừa cả Chính phủ.

“Lãnh đạo Công ty NN Sông Con bị “kẹt giữa hai làn đạn”

Ông Phan Ngọc Châu, Phó Phòng KH-TC Sở NN&PTNT Nghệ An giải trình, cho rằng hai doanh nghiệp xây dựng phương án, nếu có hiệu quả thì sẽ trình phê duyệt; nếu không có hiệu quả thì sẽ không trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Người dân phản ứng gay gắt, ông Châu buộc phải dừng phát biểu.

Ông Vi Lưu Bình, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nghệ An phát biểu: Việc thực hiện phương án phụ thuộc vào sự đồng tình, ủng hộ của cán bộ và nhân dân.

Ông Bình nói: “Lúc đầu, tôi tưởng chỉ có lãnh đạo Công ty NN Sông Con không đồng ý với phương án, lên đây mới biết cả lãnh đạo hai xã và các tổ chức quần chúng cũng không đồng ý, quả là cực kì khó khăn cho Sở NN, cho huyện, cho hai công ty. Tôi thông cảm cho lãnh đạo Công ty NN Sông Con, bị kẹt giữa hai làn đạn: trên áp lực, không làm thì kỉ luật; dưới thì dân bảo không; lãnh đạo công ty không thể hạ bút được”.

Ông Bình đề nghị hai công ty ngồi lại, có sự bàn bạc và trình phương án lên cấp trên, nếu không làm được cũng cần có văn bản trình lên, Sở NN&PTNT sẽ ghi nhận, tổng hợp các ý kiến báo cáo UBND tỉnh.

  Nhóm PVĐT

                                                                                     


     

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top