Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 10 tháng 5 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 12 tháng 10 năm 2013 | 12:54

Nghệ An: Xóa bỏ chợ Sò, hàng nghìn tiểu thương trắng tay!

KTNT- Trước nguy cơ Chợ Sò (Thị trấn Diễn Châu, huyện Diên Châu Nghệ An) - khu chợ truyền thống hàng trăm năm gắn liền với cuộc sống của người dân có nguy cơ bị xóa bỏ, hàng nghìn người dân và tiểu thương Thị trấn diễn Châu đã rất bức xúc và làm đơn gửi lên báo Kinh tế nông thôn xin được giúp đỡ.Theo phản ánh của nhân dân và các tiểu thương Thị trấn Diễn Châu, bao đời nay cuộc sống của họ gắn liền với khu chợ truyền thống này, nhưng khi UBND huyện chuyển giao khu đất chợ cho doanh nghiệp thì quyền lợi chính đáng của họ lại không được các cơ quan chức năng lưu tâm.Quyền lợi bị xâm phạmHàng trăm năm trước, chợ Sò (hay còn gọi là chợ Phủ Diễn có địa chỉ tại khối 4, Thị trấn Diễn Châu). Đây là nơi giao thương buôn bán của người dân Thị trấn Diễn Châu và các vùng, miền lân cận. Năm 2009, UBND Thị trấn Diễn Châu đã có tờ trình cho việc xây dựng chợ truyền thống trên mảnh đất đó (đất nguyên thủy của chợ Sò) nhưng không được phê chuẩn mà khu đất này được giao lại cho một công ty để xây dựng tổ

Trước nguy cơ Chợ Sò - khu chợ truyền thống hàng trăm năm gắn liền với cuộc sống của người dân có nguy cơ bị xóa bỏ, hàng nghìn người dân và tiểu thương Thị trấn diễn Châu đã rất bức xúc và làm đơn gửi lên báo Kinh tế nông thôn xin được giúp đỡ.


Tuy nhiên, sau khi khu tổ hợp khách sạn, chung cư và trung tâm thương mại hoàn thành thì 2.200m2 giành làm chợ đã không còn vì vậy các tiểu thương  chợ Sò và người dân vẫn buôn bán tại khu chợ tạm. Mặc dù “sự biến tướng” đó đã đánh mất lòng tin của nhân dân nhưng người dân Thị trấn Diễn Châu vẫn tự an ủi nhau rằng dù sao trên mảnh đất của quê hương vẫn còn chỗ để buôn bán và cái tên chợ Sò gắn liền với truyền thống bao đời nay của người dân cũng không bị mất đi. Nhưng “niềm vui ngắn chẳng tày gang”, ngày 25 tháng 3 năm 2013, Thường trực Huyện ủy đã có buổi làm việc với Ban thường vụ Đảng ủy Thị trấn để nghe và cho ý kiến về chủ trương chuyển chợ tạm về chợ xã Diễn Thành và quy hoạch Công viên cây xanh tại vị trí chợ tạm trên địa bàn thị trấn Diễn Châu. Một lần nữa bà con tiểu thương và người dân thị trấn Diễn Châu bàng hoàng trước nguy cơ chợ Sò truyền thống bị khai tử và điều đó cũng đồng nghĩa Thị trấn Diễn Châu sẽ không còn một khu chợ nào nữa.

Nỗi lòng biết tỏ cùng ai?

Tiếp xúc với chúng tôi hàng trăm người dân và tiểu thương thị trấn Diễn Châu đã hết sức bất bình và hoang mang trước chủ trương của tập Ban thường vụ Huyện ủy.

Ông Cao Bá Lương ở khối 2, Thị trấn Diễn Châu bức xúc cho biết: “ Từ hôm có thông báo đến nay ( Thông báo 404-TB/HU của Huyện ủy Diễn Châu – PV) nhân dân chúng tôi chỉ được nghe nhưng không được nói. Vừa qua, HĐND tỉnh tiếp xúc vơi cử tri, toàn bộ cử tri lên tiếng không đồng thuận với chủ trương của Thường trực Huyện ủy và đề nghị các cấp cho phép Thị trấn nâng cấp chợ tạm hiện nay thành chợ truyền thống, trả lại tên cho chợ Sò.

Ngày 30/06/2013 Đảng bộ Thị trấn họp, gần 400 Đảng viên không đồng tình với chủ trương của Thường trực Huyện ủy. Ngày 20/07/2013 họp tiếp xúc cử tri ở cấp Thị, toàn bộ cử tri 6 khối cũng đề nghị các cấp cho phép Thị trấn nâng cấp chợ tạm hiện nay thành chợ truyền thống, trả lại tên cho chợ Sò. Các Nghị quết của HĐND Thị trấn gồm Quyết định 03/2010/NQ-HĐND; Quyết định 03/2011/NQ –HĐND; Quyết định 28/2012/NQ-HĐND... đều có nội dung đề nghị cấp có thẩm quyền cho phép Thị trấn nâng cấp xây dựng chợ Sò... Tuy nhiên ngày 28/3/2013 UBND huyện Diễn Châu đã có công văn số 728/UBND.CT về việc giao cho UBND Thị trấn Diễn Châu làm chủ đầu tư Dự án xây dựng khu vui chơi-cây xanh-công viên trên nền đất chợ tạm. Phải chăng nguyện vọng chính đáng của người dân không đến được các “Công bộc”, các “đầy tớ của dân” để họ lắng nghe, còn Dự án này  chưa được thông qua nhân dân  vẫn thực hiện”?


Cụ Bùi Thanh Hường - Đảng viên, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân bày tỏ:  “Dân không ruộng, không vườn, hàng trăm năm nay mọi sinh hoạt của bà con thị trấn Diễn Châu đều phải dựa vào chợ Sò để làm ăn sinh sống. Chúng tôi xông pha, hy sinh xương máu ở chiến trường cũng là để bảo vệ quê hương đất nước, bảo vệ cuộc sống của nhân dân. Toàn Đảng bộ và nhân dân không đồng tình trước viễn cảnh chợ Sò bị xóa bỏ, đời sống của hơn 1 nghìn hộ dân biết dựa vào đâu, rồi con em họ biết  lấy gì để sống và học tập. Đã vậy khi tiếp xúc với nhân dân một vị lãnh đạo đứng đầu Huyện tuyên bố “Thị trấn không nhất thiết phải có chợ!”. Nghị quyết của HĐND thị trấn trình lên cấp trên về việc xây dựng chợ nhằm ổn dịnh cuộc sống của người dân cũng như thực hiện tiêu chí nông thôn mới của Chính phủ lẽ nào không được xem xét?

Một số tiểu thương đại diện cho các hộ kinh doanh như anh Thái bá Thụ, Bà Đậu Thị Huệ, bà Nguyễn Thị Nhiệm, bà Đậu Thị Tăng ... khi trao đổi với phóng viên qua bức xúc nói: “không bức xúc nào bằng bức xúc này, trên mảnh đất thân thương của chính minh mà người dân không có chỗ làm ăn sinh sống. Quyền và nghĩa vụ công dân, cử tri lại phải chịu bao mất mát, thiệt thòi như vậy sao? Chợ Sò có trên trăm năm tuổi để nhân dân Thị trấn có đất làm ăn, kinh doanh buôn bán nhưng rồi đây một bộ phận lớn người dân đang bươn chải từng ngày để con cái được đến trường phải sống sao đây. Ăn chưa đủ no, mặc chưa được ấm thì lấy gì để vui chơi giải trí nơi công viên đó”?

Trên đây chỉ là một số ý kiến của người dân về việc xóa tên chợ Sò theo như thông báo của Thường vụ Huyện ủy Diễn Châu. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc các ý kiến của người dân cũng như chính quyền cấp cơ sở vào kỳ sau.

Nhóm PV
     

KTNT
Ý kiến bạn đọc
Top