Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 5 tháng 9 năm 2018 | 10:3

Nghị quyết “tam nông” tạo đà phát triển kinh tế nông nghiệp

Một trong những kết quả lớn ngành nông nghiệp đạt được 10 năm qua là bước đầu đã tái cơ cấu, xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại; phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.

Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, một trong những kết quả lớn ngành nông nghiệp đạt được đó là bước đầu đã tái cơ cấu, xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại; phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.

Ngành lâm nghiệp đã có sự đổi mới về công nghệ vượt bậc trong 10 năm qua - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

 

Giá trị sản xuất tăng gần 4%/ năm

Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, hiện nay ngành nông nghiệp đã duy trì tăng trưởng và đang chuyển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô, năng suất và chất lượng ngày càng cao, an toàn thực phẩm được coi trọng. Về cơ bản hiện nay ngành nông nghiệp đã bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia và từng bước bảo đảm an ninh dinh dưỡng, góp phần quan trọng xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân nông thôn, đặc biệt trong các giai đoạn khó khăn của nền kinh tế. Giai đoạn 2008 - 2017 tốc độ tăng trưởng GDP ngành đạt 2,66%/năm, giá trị sản xuất tăng 3,9%/năm.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế, phù hợp nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong nội bộ từng ngành, sản phẩm có lợi thế và thị trường thuận lợi đã tăng nhanh cả về diện tích, năng suất, sản lượng, chất lượng và tỷ trọng đóng góp cho tăng trưởng. Cơ cấu ngành hàng, sản phẩm xuất khẩu thể hiện rõ kết quả tăng tỷ trọng các ngành, sản phẩm có lợi thế và thị trường như: thủy sản, rau, hoa, quả, cây công nghiệp giá trị cao, đồ gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

Cụ thể, lĩnh vực trồng trọt có giá trị sản xuất tăng 2,9%/năm; giá trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng trọt tăng 46,2 triệu đồng, sản lượng lúa tăng thêm 4,25 triệu tấn; Lĩnh vực chăn nuôi cũng tăng 5,2%/năm về giá trị, thịt hơi các loại tăng từ 3,3 triệu tấn lên 5,2 triệu tấn, bình quân tăng 4,95%/năm; sữa các loại tăng 3,36 lần, trứng tăng 2,15 lần, sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng 2,35 lần.  

Lâm nghiệp có giá trị sản xuất tăng 5,95%/năm; diện tích rừng cả nước tăng 900.316 ha, độ che phủ rừng tăng từ 38,7% lên 41,45%. Lâm nghiệp đã khẳng định rõ vai trò một ngành kinh tế, xã hội và môi trường; thu từ Dịch vụ môi trường rừng giai đoạn 2011 - 2017 là 8.005,179 tỷ đồng (chiếm 16,2% giá trị sản xuất ngành); Giá trị sản xuất thủy sản cũng tăng 5,4%/năm; sản lượng tăng 48,34%, từ mức 4,87 triệu tấn lên 7,22 triệu tấn, trong đó khai thác xa bờ tăng 1,13 triệu tấn, nuôi trồng tăng 1,22 triệu tấn.

Cơ cấu kinh tế nông thôn tiếp tục chuyển đổi theo hướng tăng nhanh công nghiệp và dịch vụ. Hệ thống dịch vụ nông nghiệp phát triển mạnh và được xã hội hóa, nhất là dịch vụ thú y, bảo vệ thực vật, cơ giới hoá, thủy lợi và thương mại cung ứng vật tư, tiêu thụ nông sản, nước sạch, xử lý rác thải sinh hoạt…

Trái cây vươn lên ngành hàng xuất khẩu tỷ đô - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

 

Bước đầu phát triển công nghiệp chế biến

Công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản đang được đầu tư theo hướng phát triển chế biến sâu, chế biến tinh. Hiện nay, trên cả nước có trên 7.000 cơ sở chế biến nông lâm thủy sản quy mô công nghiệp; có 86,2% số xã có cơ sở chuyên chế biến nông sản, 73,7% số xã có cơ sở chuyên chế biến lâm sản, 7,4% số xã có cơ sở chuyên chế biến thủy sản; 60,8% xã có chợ đang hoạt động.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng nhanh, tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa, tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng, góp phần giảm nhập siêu cho cả nước. Tổng kim ngạch xuất khẩu 10 năm (2008 - 2017) đạt 261,28 tỷ USD, tăng bình quân 9,24%/năm; riêng năm 2017 đạt 36,52 tỷ USD, tăng 20,05 tỷ so với năm 2008 và 6,14 tỷ USD so với năm 2013. Đã có 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên, trong đó có 5 mặt hàng (trái cây, hạt điều, cà phê; tôm; đồ gỗ) đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD (năm 2008 chỉ có 5 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên và 2 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD). Nông sản Việt Nam hiện có mặt trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Xuất khẩu nông sản Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á và thứ 15 thế giới.

Năm năm (2013 - 2017) thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp đã góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu và các giải pháp của Nghị quyết. Vì vậy, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng ngành vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng  2,55%/năm (2013 - 2017) để phấn đấu đạt mục tiêu kinh tế đã đề ra đến năm 2020 (tốc độ tăng GDP ngành đạt khoảng 3%/năm), kim ngạch xuất khẩu đạt 157,07 tỷ USD, đạt 31,5 tỷ USD/năm, tăng 51,2 % so với bình quân của 5 năm trước. Về mục tiêu xã hội, cùng với đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, an ninh dinh dưỡng, cơ cấu lại nông nghiệp đã giúp tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo nông thôn bình quân 1,5%/năm. Về mục tiêu môi trường, đến hết năm 2017 tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,45%.

Ngày 7/9 tới đây, Bộ NN&PTNT sẽ tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn với trên 200 đại biểu là đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương, các chuyên gia, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp. Hội nghị này là một sự kiện hết sức quan trọng nhằm đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm sau 10 năm thực hiện Nghị quyết; đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn cho thời gian tới.

 

Đỗ Hương
Ý kiến bạn đọc
  • Quảng Nam định hướng đưa sâm Ngọc Linh thành Thương hiệu quốc gia

    Quảng Nam định hướng đưa sâm Ngọc Linh thành Thương hiệu quốc gia

    Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết vừa ký ban hành Nghị quyết số 40-NQ/TU về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.

  • Việt Nam – Mông Cổ hướng tới tăng trưởng bền vững trong nông nghiệp

    Việt Nam – Mông Cổ hướng tới tăng trưởng bền vững trong nông nghiệp

    Sáng 20/11, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp và làm việc với ông Jadamba Enkhbayar - Bộ trưởng Lương thực, Nông nghiệp và Công nghiệp nhẹ Mông Cổ, Chủ tịch Phân ban Mông Cổ trong Ủy ban liên Chính phủ song phương.

  • Ngành gỗ tăng tốc về đích sớm

    Ngành gỗ tăng tốc về đích sớm

    Một trong những điểm nhấn nổi bật trong "bức tranh" xuất khẩu nông lâm thủy sản từ đầu năm đến nay là kết quả xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Đây là 1 trong 6 mặt hàng có thặng dư thương mại đạt trên 1 tỷ USD và hứa hẹn sẽ lập kỷ lục mới xuất khẩu trong năm 2024.

Top