Luật Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) số 06/2012/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 18/06/2012 và có hiệu lực từ 01/01/2013 đã mở ra một khung pháp lý quan trọng cho sự phát triển hoạt động BHTG ở Việt Nam; là cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, tạo dựng lòng tin của công chúng vào hệ thống tài chính, tiền tệ, ngân hàng.
Luật Bảo hiểm tiền gửi đã mở ra một khung pháp lý quan trọng cho sự phát triển hoạt động BHTG
Tại khoản 14, Điều 13 Luật BHTG đã quy định rõ nhiệm vụ tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHTG của BHTGVN. Tại khoản 3, Điều 11 Luật BHTG quy định về quyền và nghĩa vụ của người được BHTG: Yêu cầu tổ chức tham gia BHTG, tổ chức BHTG cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, chế độ về BHTG. Trong 16 năm qua, đặc biệt là những năm gần đây, công tác thông tin tuyên truyền của BHTGVN được xác định là một nhiệm vụ quan trọng, góp phần vào kết quả và sự phát triển của BHTGVN. Công tác tuyên truyền được chỉ đạo và triển khai thực hiện chặt chẽ, bài bàn từ trụ sở chính tới các chi nhánh; hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú. Website và tờ Thông tin là hai sản phẩm chính thống của BHTGVN đã chuyển tải nhiều cơ chế, chính sách về BHTG và tài chính, ngân hàng tới công chúng. Thông qua báo chí trong và ngoài ngành Ngân hàng, các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, các cuộc tiếp xúc thực tế tại các TCTD và khách hàng của họ… để tuyên truyền tới nhiều đối tượng. Tuy nhiên, sự phối hợp tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHTG giữa BHTGVN và TCTD tới người gửi tiền vẫn còn hạn chế. Hiện nay, phần lớn các phòng giao dịch của các tổ chức tham gia BHTG chỉ trưng bày chứng nhận BHTG, chưa có việc cung cấp thông tin cho người gửi tiền về chính sách BHTG. Đây cũng là một thực tế bất cập, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa BHTGVN với tổ chức tham gia BHTG trong việc cung cấp thông tin về chính sách BHTG tới người gửi tiền một cách thường xuyên, công khai, minh bạch.
Nhằm bảo vệ người gửi tiền và đóng góp vào sự ổn định tài chính, tiền tệ, cần đảm bảo rằng công chúng thường xuyên, liên tục được cập nhật thông tin đầy đủ về chính sách, pháp luật BHTG. Theo tiêu chuẩn của Hiệp hội BHTG quốc tế, tổ chức BHTG là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc nâng cao nhận thức công chúng về hệ thống BHTG, các thông tin, kiến thức về hoạt động ngân hàng, tài chính trong và ngoài nước.Vì vậy, BHTGVN cần tổ chức thường xuyên các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức công chúng, phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng, các cơ quan quản lý Nhà nước để thống nhất chương trình, kế hoạch và nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức công chúng. Bên cạnh đó, vẫn còn thiếu các văn bản hướng dẫn, các cơ chế phối hợp và kinh phí thực hiện, bởi để thực hiện được yêu cầu này đòi hỏi phải đa dạng hóa hình thức tuyên truyền và kinh phí rất lớn. Để từng bước nâng cao nhận thức công chúng, ổn định tâm lý, tạo niềm tin cho người gửi tiền, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách BHTG phải liên tục được đẩy mạnh. Khi nhận thức của công chúng nâng cao, niềm tin được tăng cường sẽ góp phần ổn định thị trường tài chính, tiền tệ, đảm bảo an toàn hệ thống các TCTD, đồng thời tiền gửi của công chúng được đảm bảo.
Mục đích của BHTG là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng. Đây là mục tiêu hết sức lớn, cao cả và đầy tính nhân văn. Vì vậy, ngoài những thiết chế đảm bảo cho hệ thống BHTG có tiềm lực tài chính, một bộ máy tổ chức cũng như nhân lực đủ mạnh để có thể tham gia vào quá trình giám sát, kiểm tra hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG, kịp thời cảnh báo, phát hiện và ngăn ngừa rủi ro, cần khẩn trương xây dựng, bổ sung quy định tiếp cận, chia sẻ thông tin một cách thường xuyên giữa BHTGVN với Ngân hàng Nhà nước và các TCTD; đồng thời thực hiện tuyên truyền chính sách BHTG thường xuyên, sâu rộng tới công chúng và người gửi tiền./.
P.V
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.