Ấm ức vì cho rằng không được giải quyết công việc theo quyền lợi, Huệ liên tục mang nước mắm đến trụ sở xã gây rối.
Ngày 20/11, TAND TP Hà Nội đã mở phiên phúc thẩm xét xử Đỗ Thị Huệ (SN 1972, trú ở xã Phụng Thượng, Phúc Thọ, Hà Nội) về tội “Gây rối trật tự công cộng”. Phiên tòa được mở theo kháng cáo của bị cáo.
Theo hồ sơ điều tra, năm 2016, Đỗ Thị Huệ nhiều lần đến trụ sở UBND xã Phụng Thượng yêu cầu chính quyền xã Phụng Thượng giải quyết đền bù giải phóng mặt bằng trước đó và giải quyết tranh chấp di sản thừa kế của gia đình.
Xét thấy các việc bị cáo yêu cầu không thuộc thẩm quyền nên UBND xã Phụng Thượng đã giải thích, hướng dẫn Huệ tới các cơ quan chức năng để khiếu nại. Tuy nhiên, người đàn bà này không làm theo hướng dẫn mà tiếp tục có những lời lẽ chửi bới, đe dọa cán bộ xã.
Với hành động vi phạm pháp luật trên, ngày 16/11/2016, Chủ tịch UBND xã Phụng Thượng đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với Huệ về hành vi gây rối trật tự công cộng.
Tuy nhiên, sau khi bị xử phạt, bị cáo không từ bỏ việc gây rối trụ sở làm việc của chính quyền địa phương.
Điển hình là sáng 23/3/2017, bị cáo mang 4 chai thủy tinh đựng nước mắm xông vào phòng làm việc của cán bộ địa chính xã Phụng Thượng to tiếng. Sau đó, Huệ còn đập vỡ các chai mắm ngay tại UBND xã.
Trước hành động trên của Huệ, cơ quan chức năng đã tiến hành khởi tố bị can về hành vi gây rối trật tự công cộng và áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.
Tuy nhiên, đến sáng 10/5/2017, Huệ xông vào phòng làm việc của Trưởng Công an xã Phụng Thượng đòi cho sao chụp lá đơn mà bị cáo tố cáo một người từng gây thương tích cho Huệ nhưng không được chấp thuận. Bực tức bị cáo không tiếc lời chửi bới Trưởng công an xã.
Sau đó, Huệ cầm chiếc chén uống nước đập mạnh xuống mặt bàn bằng kính, khiến mảnh sứ bắn tung tóe và gây thương tích nhẹ đối với Trưởng Công an xã Phụng Thượng.
Sau đó, Cơ quan điều tra đã tiến hành bắt giữ Huệ.
Với hành vi liên tục gây rối trật tự tại UBND xã Phụng Thượng, ngày 22/9/2017, xét xử sơ thẩm, TAND huyện Phúc Thọ đã quyết định áp dụng 24 tháng tù giam đối với Đỗ Thị Huệ. Cho rằng bản án sơ thẩm nghiêm khắc, bị cáo đã kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay (20/11), bị cáo liên tục khóc vì cho rằng việc mình làm là không sai, mong được xem xét.
Sau giờ nghị án, HĐXX phúc thẩm TAND TP Hà Nội nhận thấy không có căn cứ để chấp nhận kháng cáo của bị cáo nên HĐXX quyết định bác kháng cáo, đồng thời giữ nguyên mức hình phạt cùng tội danh đối với Đỗ Thị Huệ là 24 tháng tù giam./.
Theo Lê Tùng/VOV
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.