Người dân phường Tân Giang "nghẹt thở" vì phải sống cạnh lò mổ
Lò giết mổ tập trung nằm sát tổ dân phố 10, phường Tân Giang (TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Khi chúng tôi cách “hiện trường” khoảng 500m, mùi hôi thối đã bốc lên nồng nặc. Người dân nơi đây luôn trong tình trạng “cửa đóng then cài”.
Hơn 10 năm nay, hàng chục hộ dân tổ liên gia 3, khối 10, phường Tân Giang (TP Hà Tĩnh, Hà Tĩnh) luôn phải sống trong cảnh bị “tra tấn” bởi mùi hôi thối nồng nặc từ lò giết mổ tập trung nằm trên địa bàn phường. Điểm giết mổ này không những không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn báo động việc ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Điều đáng nói, mặc dù cơ sở này không đảm bảo vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường nhưng hàng ngày vẫn tấp nập các “con buôn” ra vào lấy hàng để cung cấp cho các chợ, nhà hàng, quán ăn… trên địa bàn TP. Hà Tĩnh.
Ông Lê Anh Xuân, người dân gần lò giết mổ, cho hay: “Tình trạng này diễn ra từ nhiều năm nay. Bà con ở đây đều rất lo môi trường sống bị ô nhiễm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mọi người, nhất là các cháu nhỏ. Sự việc cũng đã được chính quyền phường báo cáo lên các ngành chức năng nhưng chưa thấy giải quyết”.
Hàng trăm hộ dân thuộc các tổ liên gia 3,4,5 bị ảnh hưởng ô nhiễm từ lò mổ. Nước thải chưa qua xử lý đổ thẳng ra sông Cụt, đen ngòm, bẩn thỉu, còn ảnh hưởng tới các tổ liên gia 9, 10. Mới 8 giờ sáng mà ở đây nhà nào cũng trong tình trạng cửa đóng, then cài, kín cổng cao tường.
“Đã nhiều lần chúng tôi kiến nghị chính quyền nhưng đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì nên đành chấp nhận “sống chung với lũ”. Mang tiếng ở thành phố mà còn tệ hơn nông thôn, thậm chí các gia đình ở đây không dám mời khách về nhà ăn cơm vì đến bữa ăn chúng tôi phải mắc màn, đeo khẩu trang để ăn. Lò mổ ô nhiễm đã đành, lại thêm chợ gia cầm trái phép, xe chở trâu, bò, lợn, gà tấp nập qua đây khiến tình hình càng tồi tệ. Khu vực này đã có 17 người bị bệnh ung thư, chúng tôi thật sự lo lắng”, bà Nguyễn Thị Hưng, tổ trưởng tổ liên gia 3, bức xúc.
Các hộ dân tổ liên gia 3, khối 10, phường Tân Giang luôn phải sống trong cảnh bị “tra tấn” bởi mùi hôi thối nồng nặc từ lò giết mổ.
Chợ kinh doanh, giết mổ gia cầm được đầu tư, đưa vào sử dụng năm 2007 dưới sự quản lý của Ban quản lý chợ Hà Tĩnh. Hiện nay, cơ sở chỉ còn 2 hộ hoạt động với công suất từ 300 - 350 con/ngày. Mặc dù cơ sở đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải nhưng nước thải ra được xử lý không đảm bảo quy chuẩn Việt Nam. Ngoài ra, quá trình hoạt động chưa thực hiện đúng các giải pháp bảo vệ môi trường, lưu giữ chất thải rắn (lông, bộ phận thải bỏ của gia cầm) chưa đảm bảo ...
Bên cạnh đó, cơ sở giết mổ gia súc tập trung của ông Trương Hữu H. (xây dựng trên diện tích 2.490 m2, quy mô giết mổ 70 – 100 con lợn/ngày, 15 – 25 con trâu, bò/ngày), dù đầu tư các hạng mục xử lý nước thải như: hầm lắng nước thải, hồ sinh học, bể biogas… nhưng hiện đã xuống cấp. Thậm chí, cơ sở giết mổ gia súc lưu giữ chất rắn chưa đảm bảo, cụ thể khu vực tập kết phân tại phía Bắc và phía Nam chưa có mái che; một số chất thải như lông, móng còn để ngoài vị trí tập kết; bể biogas xử lý nước thải hoạt động không hiệu quả, xử lý nước thải không đảm bảo quy chuẩn Việt Nam…
Theo Phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Hà Tĩnh, mặc dù các chủ cơ sở đã quan tâm đầu tư công nghệ xử lý nước thải nhưng chưa hiệu quả. Từ đầu năm đến nay, tuy chưa lập đoàn liên ngành nhưng thành phố thường xuyên xuống kiểm tra, nhắc nhở, yêu cầu chủ cơ sở xử lý các vi phạm. Chủ trương của thành phố là sẽ di dời lò mổ nhưng đến nay vẫn chưa tìm được địa điểm thích hợp.
Nước thải của lò mổ xả ra sông Cụt còn gây ô nhiễm môi trường tại các tổ liên gia 9,10 (TDP 10, phường Tân Giang)
Ngày nào lò mổ chưa được di dời thì ngày đó người dân phường Tân Giang còn khổ sở. Với thực trạng này thì việc kiểm tra, nhắc nhở không còn phát huy hiệu quả. Đề nghị thành phố Hà Tĩnh nhanh chóng xây dựng kế hoạch di dời lò mổ đến khu vực mới, đảm bảo cuộc sống an lành cho người dân.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.