Nhiều hộ dân ở Thừa Thiên- Huế lo lắng gửi đơn đến cơ quan chức năng, phản ánh doanh nghiệp trong khi xây dựng quần thể sân golf đã san ủi hàng ngàn mét vuông đất chưa đền bù, lấp mương thoát nước làm ảnh hưởng cuộc sống, sản xuất của người dân.
Trong đơn gửi cơ quan chức năng, người dân tổ 12, phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên- Huế) phản ánh, Công ty CP Thiên An đang xây dựng dự án quần thể sân golf Thiên An trên địa bàn phường. Trong quá trình thi công, doanh nghiệp đã lấp hệ thống mương thoát nước nằm ở vị trí ranh giới đất được cấp cho dự án sân golf và các hộ dân sinh sống gần đó để xây dựng hàng rào.
Bà Lê Thị Hiệp, trú tổ 12, phường Thủy Dương bức xúc cho biết: Mương nước này đã có từ rất lâu rồi, là nơi thoát nước từ các hồ và nước lũ trên núi mùa mưa lũ đổ về. Mương bị lấp sẽ gây ngập úng cho các hộ gia đình sống gần đó và ảnh hưởng đến trồng trọt và chăn nuôi của người dân. Cuộc sống của người dân cũng sẽ bị đe dọa mỗi khi lũ đến.
Theo phản ánh của những hộ dân nơi đây, trong qua trình Công ty CP Thiên An lấp mương thoát nước, dân phản đối thì người của phía doanh nghiệp bảo rằng đã được tỉnh Thừa Thiên- Huế giao đất. Cùng với đó, Công ty CP Thiên An còn san ủi để thi công sân golf trên đất của người dân khi chưa đền bù. Trong đó, có hộ gia đình bà Lê Thị Hiệp bị san ủi 4.080m2 đất khi chưa được bồi thường.
"Chúng tôi đã nhiều lần phản ánh và có đơn thư gửi đến các cơ quan chức năng, nhưng hơn 2 tháng trôi qua, sự việc vẫn chưa được giải quyết", một người dân cho hay.
Theo tìm hiểu của phóng viên, bản đồ địa chính cũng như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nhiều hộ dân ở tổ 12, phường Thủy Dương đều thể hiện tại vị trí ranh giới giữa đất của người dân và đất được cấp cho dự án quần thể sân golf Thiên An có một con suối. Hiện con suối này đã bị lấp gần hết để phục vụ cho việc xây dựng tường rào của dự án.
Ông Ngô Hữu Thuận, Chủ tịch UBND phường Thủy Dương, cho biết, trước phản ánh của người dân, chính quyền phường sẽ mời các bên liên quan làm việc để giải quyết.
Dự án quần thể sân golf Thiên An được UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế cấp phép đầu tư lần đầu vào tháng 10/2007. Tuy nhiên, sau thời gian dài dự án không triển khai, tháng 3/2017, chủ đầu tư xin điều chỉnh dự án.
Theo đó, dự án được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 đến quý III/2017, hoàn thành 18 đường golf, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, nhà xưởng, ki ốt; giai đoạn 2, đến quý IV/2017, khai trương sân golf đưa vào kinh doanh và xây dựng hệ thống biệt thự nhà vườn. Dự án có diện tích 78,32 ha với tổng vốn đầu tư 267 tỉ đồng, bao gồm sân golf, các dịch vụ đi kèm gồm sân 18 lỗ, khu biệt thự, nhà vườn bán và cho thuê…
Ngày 25/1/2018, UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế có công văn chưa xem xét việc đề xuất giãn tiến độ dự án. Đến ngày 14/12/2019, UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế có công văn đồng ý chủ trương cho phép Công ty CP Thiên An thực hiện điều chỉnh quy hoạch chi tiết dự án khu quần thể sân golf và dịch vụ đi kèm.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.