Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 27 tháng 7 năm 2009 | 11:11

Người làm gỗ kêu trời vì "ông" điện

Mấy tháng nay, nhiều làng nghề chế biến gỗ trong huyện Quốc Oai (Hà Nội) yên ắng lạ lỳ. Không khí huyên náo, nhộn nhịp của các xưởng gỗ, của xe vào lấy hàng tại các xã Nghĩa Hương, Cấn Hữu, Tuyết Nghĩa... không còn nữa, thay vào đó là cảnh im lìm, buồn thiu. Chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi chứng kiến hàng loạt xưởng gỗ trong tình trạng vắng tanh, những đống gỗ chờ chế biến chất đầy đường.

Anh Nguyễn Văn Bình, chủ một xưởng gỗ ở xã Tuyết Nghĩa, than vãn: “Mấy ngày qua, chúng tôi nhận được hơn chục đơn đặt hàng mới nhưng vì mất điện triền miên nên không thể ký kết do những đơn hàng cũ chưa làm xong”. Anh Bình cũng cho biết, việc mất điện đồng nghĩa với công nhân phải nghỉ việc. ước tính, nếu mất điện một ngày, một xưởng gỗ ở thôn Trại Do (xã Tuyết Nghĩa) sẽ thất thu khoảng 3-4 triệu đồng.

Cùng chung cảnh ngộ với các làng gỗ Quốc Oai là hàng loạt xuởng chế biến gỗ ở xã Tây Mỗ (Từ Liêm). Hầu hết các cơ sở này đều bất lực trước lịch cắt điện vô tội vạ. Những chủ gỗ nơi đây cho biết, đây chính là mùa ăn nên làm ra nhất trong năm nhưng do mất điện thường xuyên nên họ bị thiệt hại rất nhiều. Anh Phạm Văn Huy, một lao động trong xưởng gỗ cho biết: “Đã mấy tháng nay, do cắt điện liên tục nên chúng tôi luôn trong cảnh thất nghiệp. Cả gia đình 4 miệng ăn chỉ trông vào công việc của tôi. Nếu tình trạng này kéo dài thì không biết gia đình tôi sẽ mưu sinh thế nào”.

Do việc cắt điện kéo dài vào ban ngày nên nhiều xưởng gỗ phải tranh thủ làm việc ban đêm để bù lỗ. Việc các máy xẻ hoạt động vào ban đêm đã ảnh hưởng đến giấc ngủ của những người dân cạnh đó. Vì thế, nhiều vụ xô xát đã xảy ra.

Điều khiến các chủ xưởng gỗ băn khoăn là ngành điện sẽ đền bù như thế nào cho những tổn thất do việc cắt điện không báo trước gây ra. Chị Nguyễn Thị Vui, chủ một xưởng chế biến gỗ, bộc bạch: “Hầu hết vốn liếng để sản xuất chúng tôi phải vay từ ngân hàng hoặc vay bên ngoài với lãi suất cao. Trong khi các khoản lãi đang được nhân lên từng ngày thì ngành điện lại ra sức cắt điện. Không biết sau này chúng tôi lấy gì để trả nợ”.

Thực tế trong thời gian qua, hàng loạt xưởng gỗ trong các làng nghề thi nhau đóng cửa, còn phần lớn là trong tình trạng “đắp chiếu”. Người dân làm gỗ đang điêu đứng, kêu trời vì “ông” điện.

Văn Chương

Quốc Anh (Đại học KHXH và NV-ĐHQG Hà Nội: Phải thay ngay thiết bị điện cũ

Theo tôi, việc mất điện triền miên, không được báo trước thời gian qua không chỉ do ngành điện chủ động cắt mà còn vì sự cố từ các thiết bị truyền tải, trong đó có hệ thống dây dẫn và biến áp đã quá tải. Điều đáng nói là việc xử lý những sự cố kiểu này của ngành điện còn manh mún, chắp vá, hỏng đâu sửa đấy. Thiết nghĩ, với một quốc gia có nền kinh tế đang trỗi dậy như hiện nay thì việc thay thế những thiết bị điện cũ là việc cần làm ngay.

Bùi Văn Hưng (Quốc Oai - Hà Nộ): Mất điện, bác sĩ cứu bệnh nhân như thế nào?

Nửa đêm cuối tháng 6, con trai tôi bị đau bụng phải đưa lên trạm y tế xã để cấp cứu. Hôm đó là đêm thứ 2 khu vực chúng tôi bị cắt điện. Đúng là một đêm kinh hoàng khi mọi hoạt động cấp cứu đều được thực hiện thủ công trong bóng tối. Con tôi vật vã với nỗi đau trên giường bệnh, còn các y tá mò mẫm tìm thuốc, kim tiêm, nước sát trùng... Cũng may, nhờ sự tận tuỵ của các y tá mà con tôi được cứu chữa và chuyển lên bệnh viện tuyến trên kịp thời.

Qua vụ việc của gia đình, tôi thấy, điện là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong các bệnh viện. Tuy nhiên, tại nhiều bệnh viện tuyến dưới, do chưa được quan tâm nên việc mất điện vẫn xảy ra. Thiết nghĩ với những thiết bị hiện đại như hiện nay thì mất điện đồng nghĩa với việc bác sĩ sẽ bất lực trước bệnh tật.

Việt Hà (Công ty Sách ALPHABOOK): Người tiêu dùng cần được bảo vệ

Tôi thấy việc độc quyền đang là nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng điện thời gian qua không tốt, dẫn đến khách hàng bị thiệt thòi khi mua điện. Mặt khác, dù biết bị thiệt thòi nhưng người tiêu dùng chỉ biết kêu trời bởi trên thực tế vẫn chưa có cơ quan nào bảo vệ quyền lợi cho họ.

Để chất lượng điện tốt hơn, theo tôi, không còn cách nàokhác là chúng ta tư nhân hoá việc buôn bán điện. Việc các doanh nghiệp cung cấp điện cạnh tranh một cách lành mạnh sẽ là biện pháp tốt xoá bỏ thế độc quyền của ngành điện và người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi nhiều hơn.

Diệp An (ghi)

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top