Bị cáo Hồ Văn Hải, nguyên Giám đốc Công ty cổ phần cồn rượu Hà Nội vừa phải hầu tòa về tội lạm dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Bị cáo Hồ Văn Hải (59 tuổi, trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), nguyên Giám đốc Công ty cổ phần cồn rượu Hà Nội (viết tắt là Công ty Halico) vừa phải hầu tòa về tội lạm dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Hành vi phạm tội của Hải được thực hiện dưới hình thức tiếp tay cho hành vi trốn thuế của vợ chồng Giám đốc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hoàng Lân (viết tắt là Công ty Hoàng Lân).
Sau khi mua 5.070 thùng rượu vodka từ Công ty Halico, Công ty Hoàng Lân không xuất khẩu lô hàng này mà đưa ra tiêu thụ tại thị trường trong nước để hưởng lợi. Tháng 9- 2009, khi tham gia đoàn kiểm tra tình hình thị trường tiêu thụ rượu tại Lào, Trang phát hiện Công ty Hoàng Lân bán rượu xuất khẩu trong nước nên đã điện thoại cho vợ chồng Xưởng- Hoa để hỏi ngọn ngành. Và Trang đã thỏa thuận với Công ty Hoàng Lân phải chia lại cho mình 30.000 đồng một thùng rượu Vodka xuất khẩu. Sau đó, Trang và Xưởng xin ý kiến Hải để tiêu thụ rượu xuất khẩu trong nước kiếm lời và được Hải đồng ý.
Trong quá trình mua bán giữa nhóm của Hải với vợ chồng Xưởng - Hoa, nhiều lần các đại lý rượu phát hiện rượu Vodka Hà Nội dán nhãn xuất khẩu được bán tại Hà Nội, gây ảnh hưởng tới giá cả thị trường nên có ý kiến phản ánh với Công ty Halico. Xưởng đã xin ý kiến của Hải, sau đó gặp Trang và Nguyễn Hồng Tiến (cán bộ Công ty Halico) bàn giải pháp. Nhóm này thống nhất cử Trang và Hoa lo thủ tục giấy tờ xuất khẩu và được chia 7.500 đồng một thùng rượu xuất khẩu. Xưởng tìm mối tiêu thụ và chia hoa hồng cho Hải. Tiến chịu trách nhiệm quan hệ với các phòng, ban của Công ty Halico để giải quyết các vướng mắc nếu có khiếu nại của đại lý khác và được chia 22.000 đồng một thùng.
Đến tháng 2/2012, khi các đại lý rượu bê hai thùng rượu có đánh dấu xuất khẩu đi Lào được bán trong nước đến kiện thì Công ty Halico mới chấm dứt việc mua bán với Công ty Hoàng Lân.
Kết quả điều tra xác định, Công ty Halico đã bán cho Công ty Hoàng Lân 100.902 thùng rượu Vodka Hà Nội các loại, trị giá 46,7 tỷ đồng, trong đó có hơn 46.300 thùng rượu được tiêu thụ trong nước. Ngoài ra, vào tháng 10/2010, Xưởng đã tiếp xúc và đề nghị Tổng Giám đốc Habeco cho Công ty Hoàng Lân làm đại lý xuất khẩu bia sang Lào và được Tổng Giám đốc Habeco đồng ý.
Sau khi mua được bia từ Habeco, vợ chồng Xưởng - Hoa lại bán phần lớn tại thị trường trong nước, chỉ có một phần được xuất khẩu. Bằng cách này, trong hai năm 2011 và 2012, Hoa đã ký thêm năm hợp đồng với Habeco để mua 54.000 thùng bia Hà Nội, trị giá 407.640 USD, tiêu thụ trong nước 22.255 thùng. Đến tháng 2- 2012, khi Công ty Hoàng Lân bị các đại lý khác phát hiện và kiện về việc bán bia xuất khẩu trong nước, Habeco mới dừng việc bán bia cho Công ty Hoàng Lân.
Để hợp thức số rượu tiêu thụ trong nước, vợ chồng Xưởng - Hoa đã làm giả nhiều tờ khai xuất khẩu. Thông qua Nguyễn Thị Thủy (38 tuổi, trú tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), nguyên nhân viên Tung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro của một ngân hàng, Hoa đã nhờ Nguyễn Thị Kim Hạnh (42 tuổi, trú tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), nguyên cán bộ Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội giúp thực hiện các thủ tục kê khai hải quan. Ngoài ra, Hoa còn làm giả hợp đồng xuất khẩu rượu với một doanh nghiệp tư nhân tại Lào để đưa vào hồ sơ hải quan.
Cũng với sản phẩm bia, vợ chồng Xưởng - Hoa đã thuê Hạnh làm giả 11 tờ khai xuất khẩu bia, nâng khống số lượng thực xuất và thông quan tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội và Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cầu Treo. Cơ quan điều tra xác định, các đối tượng đã tiêu thụ trong nước 48.330 thùng rượu vodka các loại và 22.255 thùng bia lon Hà Nội để chiếm đoạt 13,2 tỷ đồng tiền thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng. Trong đó, Trang đã hưởng lợi 1,1 tỷ đồng, Hải hưởng lợi 600 triệu đồng, Hạnh hưởng lợi 526 triệu đồng. Viện kiểm sát đã truy tố Hải và Hạnh về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Xưởng, Hoa, Trang và Thuỷ bị truy tố về tội trốn thuế.
Quá trình xét xử vụ án này, do vắng mặt luật sư bào chữa cho bị cáo và một số người được Tòa triệu tập với tư cách thành phần tham gia tố tụng nên TAND TP Hà Nội đã phải hoãn phiên tòa./.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.