KTNT - Gần đây, bạn đọc phản ánh tới đường dây nóng Báo Kinh tế nông thôn, Nhà hàng Nắng sông Hồng (số 306A, phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP. Hà Nội) ngang nhiên tồn tại trái phép nhiều năm trong khu đất bãi thuộc hành lang đê sông Hồng nhưng không bị cơ quan chức năng kiểm tra xử lý. Trung bình mỗi ngày nhà hàng này đón 200-300 lượt khách, thu lời hàng trăm triệu đồng.
Nhà hàng Nắng sông Hồng có cổng chào hoành tráng kiên cố.
Tại khoản 3, Điều 12, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2015, quy định các hành vi bị nghiêm cấm: ...Xây dựng công trình trong khu vực cấm xây dựng; xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử - văn hóa và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật; xây dựng công trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống, trừ công trình xây dựng để khắc phục những hiện tượng này.
Tại khoản 5, Điều 7, Luật Đê điều số 79/2006/QH11 ngày 29/11/2006 cũng nghiêm cấm: Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt.
Nhiều dãy nhà kiên cố được xây dựng trong khuôn viên nhà hàng.
Quy định nghiêm ngặt và rõ ràng như vậy nhưng chủ đầu tư Nhà hàng Nắng sông Hồng dường như “bỏ ngoài tai tất cả”, thách thức pháp luật. Theo ghi nhận, trong khuôn viên nhà hàng này, chủ đầu tư đã tiến hành xây dựng nhiều hạng mục công trình kiên cố, mở khu vui chơi cho trẻ em, thậm chí còn đào nhiều hồ nước sâu nằm cách mép bờ nước sông Hồng chỉ gần 100m. Giá bán các loại hàng hóa trong nhà hàng cũng thuộc loại “cắt cổ”. Cụ thể, giá một cốc sinh tố xoài 70.000 đồng, trà lipton 30.000 đồng…
Giá các loại đồ uống ở đây đắt gấp nhiều lần bên ngoài.
Ông Nguyễn Ngọc Minh, cán bộ thanh tra xây dựng phụ trách phường Bồ Đề, cho biết, Nhà hàng Nắng sông Hồng do Công ty CP Nắng sông Hồng thuê sử dụng với diện tích khoảng 2ha. Mục đích sử dụng vào việc nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái. Cách đây 3 năm, không được UBND quận Long Biên phê duyệt bằng văn bản phương án cải tạo sửa chữa các hạng mục công trình, chủ đầu tư nhà hàng này vẫn ngang nhiên tiến hành cải tạo, mở rộng thêm.
Mỗi ngày, nhà hàng này thu hút hàng trăm lượt khách
“Khi công ty tiến hành cải tạo, Thanh tra xây dựng xuống kiểm tra, có văn nhắc nhở, có lập biên bản nhưng chưa xử lý vì họ (Công ty CP Nắng sông Hồng) có quan hệ này, quan hệ kia ở trên tác động, anh em bị áp lực nên rất khó xử lý”, cán bộ Minh cho biết.
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.
Khắp các lối đi được đầu tư láp đá cẩn thận...
…Có cả khu vui chơi dành cho trẻ nhỏ.
Lối đi trong nhà hàng chỉ cách bờ sông Hồng vài chục mét.
Một hồ nước được đào để làm khu nhà hàng nổi chỉ các mép nước sông hồng vài chục mét.
Lê Duy – Hoàng Văn
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.