KTNT- Thời gian gần đây tại thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) người dân sống chung với khói bụi từ nhà máy xi măng trên địa bàn xả khói, không chỉ làm đảo lộn cuộc sống vốn rất bình yên của người dân mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn và các vùng lân cận.Nhà ở biến thành “nhà tù” vì …khói bụi?Mỗi lần có dịp về Thanh Hóa, đi qua TX Bỉm Son chúng tôi có cảm giác đây như là một “thị xã bụi”, nhà nào cũng có vài tấm bạt che chắn nhà, ngoài đường, dù mua hay nắng người người đeo khẩu trang, kính đen trong như những ninja, trong không khí có cảm giác khói bụi như sắp che lấp mặt trời…Mà nguyên nhân trực tiếp là do khói bụi của Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn xả ra môi trường.Chị Nguyễn Thị Hiền (Phường Đông Sơn, TX Bỉm Sơn) bức xúc: “Nhà tôi như nhà tù, lúc nào cũng phải đóng cửa, không thì bụi xi măng bám đầy các vật dụng trong nhà. Cứ tình trạng này cả nhà tôi dễ bị bệnh hô hấp lắm. Mặc dù đã kiến nghị lên UBND phường, thị xã Bỉm Sơn
Bệnh bụi phổi thường xuất hiện sau thời gian dài tiếp xúc với môi trường có bụi silic (thường từ 2 đến 15 năm), tiến triển của bệnh từ từ và chậm. Bụi vào sâu trong phổi tụ thành những cục, lúc đầu nhỏ, sau đó to dần, lúc đầu rải rác, sau đó kết hợp lại với nhau gây nên những đám tổn thương lớn. Người bị bệnh bụi phổi silic ở giai đoạn đầu các triệu chứng rất nghèo nàn, chủ yếu là khó thở khi gắng sức hoặc lúc mệt mỏi, sau đó người bệnh bị khó thở thường xuyên, ho, tức ngực, ăn ngủ kém và thể trạng suy sụp. Khi bệnh tiến triển nặng biểu hiện khó thở tăng lên, chức năng hô hấp giảm”. Ông Quyết nhấn mạnh.
Ông Vũ Đức Cường, Chủ tịch UBND phường Đông Sơn (Bỉm Sơn - Thanh Hóa) cho biết: “Sự việc xả ra đã hơn một tháng nay, bụi xi măng xuất hiện đột biến, nhà nào cũng đóng của kín, ảnh hưởng tới sinh hoạt và các hoạt động kinh doanh trên địa bàn. Biết rằng Công ty đang giải quyết việc làm cho hàng trăm công nhân là con em trên địa bàn và đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng năm rất lơn…Nhưng không vì lợi nhuận mà coi thường tới môi trường, đến sức khỏe của người dân”.
Thiết nghĩ, việc sản xuất kinh doanh là vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp, đem lại lợi nhuận cho một số bộ phận hay một nhóm lợi ích nào đó. Nhưng nếu như việc làm ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống và những sinh hoạt thường ngày của người dân như ở thị xã Bỉm Sơn đang phải hứng chịu khói bụi từ Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn, thì liệu những lợi nhuận thu được có “mua” lại được sức khỏe của người dân? Có mua lại được những uy tín của Công ty trên thương trường?
Biết rằng phía công ty đã có cam kết khắc phục sự cố trên với người dân trên địa bàn. Tuy nhiên người dân nơi đây sẽ còn phải sống chung với khói bụi và nguy cơ bị mắc những bệnh về hô hấp đang và sẽ rất rõ ràng, nếu như không có sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng.
Vinh Bá |
|
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.