Tại thôn Khoái Nội, xã Thắng Lợi (Thường Tín - Hà Nội) có một nhà thờ họ mang tên Nhà thờ khoa bảng, trong đó thờ tiến sĩ trạng nguyên Phùng Viết Tu. Tuy nhiên, nhà thờ này hiện bị ông Phùng Văn Sơn (một người trong họ Phùng) chiếm dụng “biến” thành đất riêng.
Dòng thờ họ Phùng tại thôn Khoái Nội hiện thờ Tiến sĩ, Trạng nguyên Phùng Viết Tu. Năm 1967, Trạng nguyên Phùng Viết Tu được ghi danh tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. Tháng 2/2017, nhà thờ họ Phùng được huyện Thường Tín công nhận là Nhà thờ khoa bảng.
Trong đơn gửi báo chí, đại diện dòng họ Phùng cho biết, nhà thờ được xây dựng tại thôn Khoái Nội từ ngày 27/9/1876 trên thửa đất số 3629, bản đồ năm 1939, mang tên thửa nhà thờ họ Phùng, có diện tích 280m2 trong khuôn viên riêng biệt, bao gồm 3 gian thờ chính diện lợp ngói ri.
Ban tái lập chụp ảnh trước nhà thờ dòng họ Phùng.
Từ năm 1876 đến năm 1995, ba chi trong dòng họ thay nhau trông coi hương khói tổ đường tại Nhà thờ họ Phùng. Tuy nhiên, do năm tháng chiến tranh, gia phả họ Phùng bị thất lạc nên từ tháng 4/1993, họ Phùng lập Ban soạn thảo Gia phả mới. Trong đó, ông Phùng Văn Son là ủy viên Ban soạn thảo gia phả tái lập. Đến tháng 11/1995, quyền gia phả tái lập hoàn thành, trong đó có ghi: “Nhà thờ giao ông Phùng Văn Sơn chịu trách nhiệm việc thờ cúng, nếu thấy có hiện tượng xuống cấp nghiêm trọng thì báo ngay cho họ tu bổ, còn những hư hỏng nhẹ thì tự ông Son sửa và báo cáo lại cho họ sau”.
Các nội dung quy định ghi trong quyển tái lập gia phả được ông Sơn và bà Nguyễn Thị Hồi (mẹ đẻ ông Son) hoàn toàn nhất trí. Ông Phùng Văn Son cũng đã kí vào quyển tái lập gia phả của họ. Bà Hồi cũng đã điểm chỉ vào quyển tái lập gia phả. Ngoài ra, các cụ cao niên trong 3 chi cũng kí xác nhận vào gia phả và được trưởng thôn Khoái Nội, UBND xã xác nhận đóng dấu.
Tìm hiểu được biết, năm 1946, ông Phùng Văn Tuy (bố đẻ ông Phùng Văn Son) chết, bà Hồi cùng 3 con xin vào tá túc trong bếp nhà thờ họ Phùng. Lúc đó, trong họ có nhiều ý kiến không bằng lòng nhưng do hoàn cảnh nghèo khó nên không nỡ lòng đuổi ra. Đến năm 1986, Quán Tẩy (quán trước nhà thờ gồm 5 gian dùng cho các cụ thay quần áo và chuẩn bị đồ tế lễ) lâu ngày bị hư hỏng, ông Son tự dựng tạm 2 gian lều tre lợp rạ trên nền Quán Tẩy về phía Tây để mẹ và vợ con ông ở. Nhiều người trong họ không cho làm nhưng bà Hồi, ông Son xin ở tạm và hứa sẽ chuyển ra ngoài khi có điều kiện.
Dòng họ thương hoàn cảnh khó khăn nên để cho bà Hồi và ông Son ở tạm. Lợi dụng sự cưu mang của họ Phùng, ông Son nảy sinh ý định chiếm đất nhà thờ dòng họ. Ngay từ đầu năm 1989 – 1990, ông Son đã tự ý tách 218m2 mang tên Phùng Văn Son sử dụng. Tiếp tục năm 1993 – 1994, ông Son chuyển hết 65m2 đất nhà thờ họ Phùng còn lại sang tên chủ sử dụng là Phùng Văn Son và chia cho các con.
Đến năm 2003, ông Phùng Văn Son mất. Năm 2006, bà Hồi mất, con trai ông Son là ông Phùng Văn Sơn làm nhà trên đất nhà thờ họ Phùng với diện tích 182m2. Mọi người trong dòng họ đến phân tích can ngăn nhưng các con anh Son (gồm anh Phùng Văn Minh và anh Sơn) vẫn cứ làm và nói: “Đây là đất bố mẹ cho. Tôi muốn làm gì thì làm, không ai được tham gia”, ông Phùng Văn Tý phản ánh.
Hiện tại, nhà bếp, nhà vệ sinh anh Minh xây trên trước mặt 3 gian nhà thờ chính trông rất phản cảm. Anh Minh ở phía Tây trên nền Quán Tẩy và sân nhà thờ, án ngữ mặt tiền nhà thờ. Điều này gây bức xúc cho mọi người trong họ.
“Năm 2012, họ Phùng chúng tôi họp tu sửa nhà thờ, lát sân hè, quét vôi, phun sơn làm hai cột đồng trụ. Anh Sơn ngang nhiên nhận đất của cha ông để lại. Anh ấy nói: “Nhà thờ là làm nhờ trên đất gia đình anh ấy”. Nghe vậy cả họ Phùng bức xúc họp 3 lần, phân tích nhưng anh Sơn vẫn giữ nguyên quan điểm nhưng không đưa ra được giấy tờ chứng mình đấy của mình.
Ngày 10/8/2013, họ Phùng họp bàn ngày giỗ tổ, anh Sơn tuyên bố trước cuộc họp là: “Gia đình chúng tôi bận không tham gia được, chỉ bát cơm quả trứng gia đình tự làm. Nếu họ mà không nghe thì khi lễ xong hạ lễ mang ra khỏi nhà tôi, đi đâu thì tùy. Tôi không cho ăn ở nhà thờ vì đây là đất của gia đình chúng tôi. Nhà thờ họ làm nhà thờ trên đất nhà tôi. Vì vậy, tôi có quyền quyết định mọi vấn đề, kể cả cúng lễ. Từ nay, tôi thích cho ai vào nhà thờ thì người đó được vào…”, ông Phùng Văn Hạ cho biết.
Trước sự việc trên, dòng họ Phùng đã làm đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân (TAND) huyện Thường Tín. Tuy nhiên, TAND huyện Thường Tín trả lại đơn kiện với lí do: “Việc xác định tư cách nguyên đơn trong vụ án có liên đến nhà thờ họ, gồm những ai? Bộ luật Dân sự chưa quy định chủ thể là “dòng họ” và quy định ai là đại diện cho dòng họ. Hiện nay, vẫn chưa thống nhất và cũng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Vấn đề này đang chờ hướng dẫn của các cơ quan pháp luật, TAND tối cao”.
Câu chuyện đất nhà thờ họ Phùng tưởng chừng nhỏ nhưng lại không hề nhỏ. Để giữ sự tôn nghiêm kính trọng các cụ tổ tiên và sự toàn vẹn khuôn viên nhà thờ họ, dòng họ Phùng thôn Khoái Nội rất mong các cơ quan chức năng sớm xem xét giải quyết sự việc sao cho thấu tình đạt lý.
Phương Uyên
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.