Mặc dù công trình xây dựng vượt phép, chiều cao, mật độ…, thế nhưng, vì có “bùa hộ mệnh” nên mặc sức chồng tầng mà không hề bị cơ quan chức năng "sờ gáy".
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được phản ánh từ người dân phường Hoàng Văn Thụ (Hoàng Mai, Hà Nội) về công trình số 20, lô 7 Đền Lừ 2, xây dựng sai phép.
Tuy nhiên, những hành vi vi phạm trật tự xây dựng của chủ đầu tư dường như được chính quyền địa phương “bật đèn xanh”.
Công trình xây dựng sai phép đã rõ ràng. Thế nhưng vì là nhà của cán bộ CSGT nên khó xử lý. Ảnh: CTV
Điều ngạc nhiên là công trình này vượt tầng, sai mật độ,...nhưng đến nay khi đang hoàn thiện thì công trình sai phạm vẫn “bình yên vô sự”.Ngoài ra, khi thi công công trình thì chủ đầu tư không giữ cam kết giữ vệ sinh môi trường nên gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân.
Được biết, công trình số 20 chỉ được xây dựng 6 tầng + lửng + tum. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại chủ đầu tư “mặc sức” đưa công trình lên 8 tầng + 1 tum.
Lý giải cho công trình xây dựng sai phép vượt tầng bất chấp sự phản ánh của dư luận, ông Trương Đăng Phượng, thanh tra xây dựng phụ trách địa bàn cho biết,công trình là nhà của đồng chí Nguyễn Trung Thành, đội Trưởng đội CSGT số 6, giấy phép được cấp 6 tầng + lửng + tum, hiện tại công trình đã vượt 1 tầng.
"Đối với chỗ anh Thành, là cán bộ anh ấy có quan hệ rất rộng. Công trình xây dựng đúng giấy phép, đúng như phóc thì rất là khó. Thế nên, sai nhiều sai ít thì kiểu gì cũng có chỗ nhà anh Thành sai như vừa nói… hiện công trình đang hoàn thiện hồ sơ để bổ sung giấy phép", ông Phượng phân trần.
Trong khi đó, thành phố Hà Nội đang chung tay xây dựng văn minh đô thị, trật tự xây dựng…
Dư luận đang đặt câu hỏi, phải chăng vì chủ đầu tư là cán bộ CSGT nên được hưởng “đặc cách” trong việc xây dựng?
Trước đó, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng ký công văn số 6175 về tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm trật tự xây dựng đô thị. Văn bản nêu rõ Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo Chủ tịch UBND các phường, xã, thị trấn kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm trật tự xây dựng theo quy định, thông báo đến lực lượng chức năng để kiểm tra xử lý và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã nếu để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng mà không kịp thời kiểm tra, báo cáo đến cấp có thẩm quyền kiểm tra, giải quyết. Địa phương nào để xảy ra vi phạm mà không xử lý kịp thời, hoặc để các vụ vi phạm nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận, lãnh đạo địa phương đó và cán bộ thanh tra xây dựng theo dõi địa phương đó phải chịu trách nhiệm. Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và Giám đốc Sở xây dựng phải xem xét đề xuất xử lý trách nhiệm của cán bộ phụ trách địa bàn, lĩnh vực theo quy định./. |
Phan Thiên/GDVN
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.