Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 10 tháng 4 năm 2016 | 7:52

Nhân dân Ngọc Thanh tự nguyện hiến đất làm đường

Nhờ sự chung tay góp sức của người dân, đặc biệt là việc hiến đất làm đường giao thông, xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên (Vĩnh Phúc) đã đạt được nhiều tiêu chí quan trọng trong chương trình xây dựng nông thôn mới.

Với hơn 50% dân số là người dân tộc Sán Dìu, trong gần 5 năm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, chính quyền xã Ngọc Thanh đã tích cực vận động nhân dân hiến đất, đóng góp ngày công lao động để mở các tuyến đường giao thông liên thôn và nhiều công trình hạ tầng quan trọng khác.

Nhiều tuyến đường giao thông ở Ngọc Thanh đã được hoàn thiện.

Xác định rõ vai trò và tầm quan trọng của nhân dân trong chương trình xây dựng nông thôn mới, Đảng ủy, chính quyền xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của chương trình cũng như quyền lợi, nghĩa vụ của mình khi tham gia. Ông Phó Ngọc Long, Bí thư Đảng ủy xã, cho biết: “Quá trình vận động đồng bào dân tộc tham gia xây dựng  nông thôn mới gặp rất nhiều khó khăn. Chúng tôi phải đến từng nhà người dân để tuyên truyền cho bà con hiểu mục đích, ý nghĩa của chương trình. Nhờ đó, xã đã đạt được nhiều thành quả, thể hiện rõ nhất trong việc xây dựng hệ thống giao thông liên thôn, xã”.

Qua công tác tuyên truyền, vận động với phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, trong những năm qua, đã có nhiều gia đình trong xã tự nguyện hiến đất và đóng góp ngày công lao động để mở đường giao thông. Đến nay, diện tích đất do dân hiến tặng để làm đường lên đến hơn 800m2 và hàng trăm ngày công lao động. Tiêu biểu như gia đình bà Dương Thị Định hiến 200m2 đất thổ cư và 150m tường rào; gia đình ông Trần Văn Dũng hiến 100m2 đất thổ cư; gia đình ông Nguyễn Văn Chung hiến 100m2 đất thổ cư; gia đình bà Nguyễn Thị Thành hiến 100m2 đất thổ cư. Với sự chung tay, giúp sức của nhân dân, đến nay nhiều tuyến đường liên thôn, xã trên địa bàn đã được mở rộng, giúp cho việc giao thông đi lại và vận chuyển hàng hóa ngày càng thuận lợi hơn.

Cùng với việc tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, nhân dân xã Ngọc Thanh còn chú trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo. Đến nay, xã đã đạt 13/19 tiêu chí  nông thôn mới, và sẽ cố gắng về đích trong thời gian tới.

Huệ Hoàng

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top