Theo ghi nhận của PV Tiền Phong, thời gian gần đây có hàng loạt công trình trái phép ngang nhiên tồn tại trên đất nông nghiệp tại xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội.
Công trình xây dựng nhan nhản mọc trên đất nông nghiệp tại huyện Đông Anh. Ảnh: M.Đ.
Nhiều năm qua tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội việc xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp có chiều hướng gia tăng cả ở mức độ vi phạm và quy mô xây dựng. Diện tích đất “hai lúa”, đất “bờ xôi ruộng mật” đang bị lấn chiếm để xây nhà, làm trang trại, nhà hàng, quán bia. Trong khi đó, chính quyền địa phương dường như không có bất cứ biện pháp nào để xử lý.
Trên tuyến đường liên xã Kim Chung – Kim Nỗ, từ đường Hương đi sang thôn Nhuế, thôn Bầu của xã Kim Chung, không khó để nhận ra có rất nhiều công trình xây dựng như nhà, kho, xưởng, nhà hàng… đã được xây dựng kiên cố trên đất nông nghiệp.
Đặc biệt, theo phản ánh của người dân, hàng loạt quán ăn, nhà hàng với quy mô hàng trăm mét vuông đã được xây dựng khá kiên cố ngay trên trục đường liên xã Kim Nỗ, Kim Chung, trục đường ngang từ thôn Nhuế sang thôn Bầu, như nhà hàng Quang Khôi, bia hơi Thiện còi, trung tâm thể hình Tuấn Tú…
Người dân trong khu vực cho biết, từ khi có nhiều nhà hàng, quán ăn xuất hiện, thực khách đến từ khắp nơi thường xuyên ra vào khu vực, ăn uống, hát karaoke gây ồn ào, mất trật tự tại địa phương.
Không chỉ vi phạm xây dựng nhà trên đất nông nghiệp tại các trục đường chính, đường liên thôn, liên xã. Ngay trên tuyến đường ra cánh đồng thôn Nhuế, thôn Bầu cũng giống như một đại công trường với sắt thép, vật liệu xây dựng ngổn ngang. Nhiều dãy nhà ống, với móng xây kiên cố đang trong quá trình thi công, một số nhà xưởng với khung sắt, mái tôn cũng đang được gấp rút hoàn thiện.
Một số người dân cho biết, việc vi phạm xây dựng ở đây đã diễn ra khá lâu, nhưng gần đây vi phạm nhiều hơn và quy mô xây dựng lớn hơn. Khi chúng tôi đặt câu hỏi, tại sao hàng chục nhà cửa, quán xá xây trái phép mà chính quyền lại để yên, một người dân thôn Nhuế, xã Kim Chung cho biết: “Toàn bộ đất ở đây là đất canh tác lâu năm của người dân, bây giờ mới bị xây lên nhiều thế này. Người ta cứ có tiền mua đất, làm luật là xây được hết”.
Lý giải về vấn đề này, ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch UBND xã Kim Chung thừa nhận 100% các nhà xưởng xây dựng trên tuyến đường vào thôn Bầu, thôn Nhuế của xã là vi phạm quy định xây dựng trên đất nông nghiệp. Tình trạng này diễn ra trong nhiều năm, từ các đời chủ tịch xã trước.
Điều đáng nói là theo ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch UBND xã Kim Chung, năm nào xã cũng báo cáo tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã lên huyện nhưng đến nay tình trạng vi phạm vẫn diễn ra tràn lan, thậm chí có chiều hướng gia tăng. |
Theo Minh Đức/Tienphong.vn
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.