Mỗi năm tổng lượng rác thải rắn sinh hoạt ở nước ta là 25 triệu tấn, trong đó chỉ có khoảng 30% được xử lý đốt hoặc sản xuất phân hữu cơ, còn lại được chôn lấp trực tiếp khiến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng.
Bãi rác tại huyện Đắk R’lấp gây ô nhiễm môi trường
Bãi rác được huyện Đắk R’lấp đưa vào sử dụng từ năm 2000 với tổng diện tích gần 5.000 m2, là nơi tập trung rác thải sinh hoạt của thị trấn Kiến Đức và một số địa phương lân cận của huyện Đắk R’lấp. Khối lượng rác thải mỗi ngày càng lớn cùng công nghệ xử lý lạc hậu, bãi rác gây ảnh hưởng tới đời sống của người dân xung quanh. Điều đáng nói, bãi rác nằm ở đầu nguồn nước sinh hoạt và cách thị trấn Kiến Đức khoảng 3 km.
Anh Điểu Đinh (dân tộc M’nông) ở bon Đắk B’lao cho biết, bãi rác ở ngay đầu bon và nằm trên con đường chính dẫn từ bon ra tới trung tâm huyện Đắk R’lấp. Những năm trước, rác thải còn tràn ra ngoài đường, mỗi lần đi qua khu vực này phải nín thở vì hôi thối. Trước tình trạng trên, đặc biệt là sau khi người dân nhiều lần có ý kiến, chính quyền địa phương đã tổ chức dọn dẹp, làm hàng rào chắn để ngăn rác thải tràn ra đường. Những ngày gần đây, đặc biệt là dịp Tết Nhâm dần 2022, tình trạng ô nhiễm lại tiếp tục tái diễn. Một số người vô ý thức đã bỏ rác thải ngay ngoài lề đường, cùng với đó là hàng loạt đám cháy nhỏ, cháy âm ỉ liên tục trong nhiều ngày liền khiến bầu không khí khét lẹt, rất khó chịu.
“Dù ban ngày hay ban đêm, người dân bon Đắk B’lao phải ngửi mùi khói từ việc đốt rác nên rất khổ sở và khó chịu. Tình trạng này kéo dài trong thời gian qua, nhiều người đã gặp vấn đề về sức khỏe, nhất là những căn bệnh về đường hô hấp”, anh Điểu Đinh cho hay.
Là người sống lâu năm tại bon Đắk B’lao, chị Thị Nơ cũng lo lắng khi bãi rác nằm ngay đầu nguồn nước sạch dùng chung cho cả thị trấn. Vào mùa mưa, nhất là những ngày mưa dầm, dòng nước đen sì, đặc quánh chảy ra từ bãi rác, chảy tràn ra đường và ngấm vào hồ Đắk B’lao. Người dân mong muốn chính quyền địa phương sớm có biện pháp di dời bãi rác để không ảnh hưởng tới đời sống bà con.
Bãi rác được huyện Đắk R’lấp đưa vào sử dụng từ năm 2000 với tổng diện tích gần 5.000 m2, là nơi tập trung rác thải sinh hoạt của thị trấn Kiến Đức và một số địa phương lân cận của huyện Đắk R’lấp. Khối lượng rác thải mỗi ngày càng lớn cùng công nghệ xử lý lạc hậu, bãi rác gây ảnh hưởng tới đời sống của người dân xung quanh. Điều đáng nói, bãi rác nằm ở đầu nguồn nước sinh hoạt và cách thị trấn Kiến Đức khoảng 3 km.
Anh Điểu Đinh (dân tộc M’nông) ở bon Đắk B’lao cho biết, bãi rác ở ngay đầu bon và nằm trên con đường chính dẫn từ bon ra tới trung tâm huyện Đắk R’lấp. Những năm trước, rác thải còn tràn ra ngoài đường, mỗi lần đi qua khu vực này phải nín thở vì hôi thối. Trước tình trạng trên, đặc biệt là sau khi người dân nhiều lần có ý kiến, chính quyền địa phương đã tổ chức dọn dẹp, làm hàng rào chắn để ngăn rác thải tràn ra đường. Những ngày gần đây, đặc biệt là dịp Tết Nhâm Dần 2022, tình trạng ô nhiễm lại tiếp tục tái diễn. Một số người vô ý thức đã bỏ rác thải ngay ngoài lề đường, cùng với đó là hàng loạt đám cháy nhỏ, cháy âm ỉ liên tục trong nhiều ngày liền khiến bầu không khí khét lẹt, rất khó chịu.
“Dù ban ngày hay ban đêm, người dân bon Đắk B’lao phải ngửi mùi khói từ việc đốt rác nên rất khổ sở và khó chịu. Tình trạng này kéo dài trong thời gian qua, nhiều người đã gặp vấn đề về sức khỏe, nhất là những căn bệnh về đường hô hấp”, anh Điểu Đinh cho hay.
Là người sống lâu năm tại bon Đắk B’lao, chị Thị Nơ cũng lo lắng khi bãi rác nằm ngay đầu nguồn nước sạch dùng chung cho cả thị trấn. Vào mùa mưa, nhất là những ngày mưa dầm, dòng nước đen sì, đặc quánh chảy ra từ bãi rác, chảy tràn ra đường và ngấm vào hồ Đắk B’lao. Người dân mong muốn chính quyền địa phương sớm có biện pháp di dời bãi rác để không ảnh hưởng tới đời sống bà con.
Ông Phan Nhật Thanh, Chủ tịch UBND huyện Đắk R’lấp cho biết, tình trạng ô nhiễm môi trường tại bãi rác bon Đắk B’lao đã diễn ra nhiều năm nay và là vấn đề nhức nhối tại địa phương.
“Huyện gặp khó khăn về bãi rác tại bon Đắk B’lao đã tồn tại nhiều năm. Để khắc phục, huyện đang đầu tư bãi rác mới rộng hơn 18ha tại thôn Quảng Phước, xã Đạo Nghĩa. Sau khi bãi rác mới được hình thành sẽ di dời toàn bộ bãi rác tại bon Đắk B’lao đưa về xử lý, bảo vệ môi trường. Chúng tôi phối hợp các cơ quan liên quan kêu gọi đầu tư theo hình thức xã hội hóa, mời gọi nhà đầu tư về xây dựng nhà máy chế biến, xử lý rác thải trên bãi rác mới”, ông Thanh chia sẻ.
Môi trường là một trong hai tiêu chí còn thiếu để huyện Đắk R’lấp phấn đấu trở thành huyện đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên tại tỉnh Đắk Nông. Theo dự kiến, sau khi bãi xử lý rác thải tập trung tại xã Đạo Nghĩa hoàn thành, bãi rác tại bon Đắk B’lao sẽ được cải tạo, trở thành hoa viên. Người dân mong chờ việc di dời bãi rác sẽ sớm được triển khai để giải quyết tình trạng ô nhiễm suốt nhiều năm qua.
Nghệ An: Người dân khốn khổ vì bãi rác gây ô nhiễm
Người dân xóm Trại Bò, xã Yên Hợp, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) cho biết, bãi rác thải sinh hoạt của người dân xã Yên Hợp và xã Châu Bình (huyện Quỳ Châu) ở điểm giáp ranh gây ô nhiễm nghiêm trọng khiến cho cả xóm "đứng ngồi không yên".
Ông L.V.B. một người dân xóm Trại Bò chán nản, bãi rác nằm ở điểm giáp ranh nói trên đã tồn tại hơn 2 năm nay. Ban đầu là khu vực sản xuất của người dân trên địa bàn. Sau đó có nhiều người trong khu vực tập trung đổ rác vào đó khiến lượng rác ở bãi ngày càng nhiều thêm. Nhiều loại rác thải chất đống gây mùi hôi thối và ô nhiễm môi trường trầm trọng.
"Bãi rác ngày đêm tra tấn chúng tôi không thể nào sống nổi. Đến những ngày thời tiết thay đổi mùi hôi thối càng thêm nồng nặc. Nhiều hôm ở nhà ức chế vì hôi thối mà phát cáu lên rồi trút giận với cả vợ con và hàng xóm", ông B bực bội.
Chiều ngày 7/3, chỉ trong thời gian ngắncó rất nhiều người dân ra đổ tại bãi rác nói trên. Một số hộ dân còn sử dụng cả xe kéo mang rác ra đổ. Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.
Phía xa, những đụn rác lớn đang bốc khói nghi ngút trải rộng hàng trăm mét.
Bị "tra tấn" nặng nề nhất có lẽ là gia đình ông Hoàng Công Đoàn (SN 1963), xóm Quỳnh 2, xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu. Ngôi nhà của gia đình ông Đoàn chỉ cách bãi rác chừng 100m. Đứng tại ngôi nhà ông Đoàn như thể bị "tù đày" bởi mùi hôi.
Ông Đoàn cho biết, ban đầu, đó là đất sản xuất của người dân. Sau đó thấy có nhiều người về đổ rác. Ngoài rác thải sinh hoạt thì có cả lòng bò, lòng lợn và gà chết cũng vứt vào đó.
Nhà ở quá cạnh bãi rác, nên ngoài việc hôi thối ra thì gia cầm của gia đình ông cũng không thể nuôi.
"Đàn gà hễ nuôi lớn là lăn quay ra chết vì bãi rác là ổ dịch ở đó", ông Đoàn buồn bã nói.
Ông Lê Văn Thanh, Chủ tịch UBND xã Yên Hợp thông tin, bãi rác nằm điểm giáp ranh giữa xã Yên Hợp và xã Châu Bình đang gây ô nhiễm trầm trọng cho người dân trong khu vực. Mỗi lần đi họp đều nghe người dân trong xã bức xúc, phản ánh.
Ông Lê Văn Toan, Chủ tịch UBND xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu thừa nhận việc ô nhiễm từ bãi rác là có thật. Ngày trước, vị trí đó được chỉ định làm bãi rác nhưng người dân trong xóm không đồng ý. Sau đó người dân mang vào đổ, phía xã nhiều lần vào đốt và xử lý.
Theo ông Toan, sắp tới phía chính quyền xã Châu Bình đã có kế hoạch xử lý bãi rác nói trên bằng cách thuê máy xúc rồi vận chuyển lên bãi rác của huyện Quỳ Châu để đổ.
Cần tăng cường phân loại rác tại nguồn
Rác thải hiện nay chưa được các gia đình quan tâm đúng mức, hầu hết mọi người đều quan niệm cái gì không xài được thì vứt đi. Tâm lý người dân cho rằng, việc phân loại rác là do đơn vị quản lý rác thải thực hiện. Thế nhưng, với số lượng rác thải khổng lồ thu gom hàng ngày thì việc phân loại càng khó khăn hơn, gây quá tải cho các bãi rác. Việc xử lí rác thải là một vấn đề khách quan và cần thiết trong mọi hoạt động sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của con người. Nó làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm và hạn chế tối đa các chất thải tồn đọng từ việc sinh hoạt và sản xuất của con người. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước cũng trở thành một vấn đề vô cùng nghiêm trọng không chỉ bởi người dân và một số cơ sở thường xuyên xả các loại nước thải ra môi trường mà còn là do rác thải gây ô nhiễm nguồn nước gây ra.
Ý thức của con người là yếu tố quyết định đến việc bỏ rác đúng nơi quy định cũng như phân loại rác thải. Thói quen của nhiều người dân là tất cả các loại rác – bao gồm thực phẩm thừa, vật dụng hỏng… đều được bỏ chung một túi/ thùng rác mà không cần biết trong số rác thải sinh hoạt hàng ngày cũng có những loại rác có thể đưa vào tái chế và phục vụ cho cuộc sống con người.
Vì vậy, công tác phân loại rác thải tại nguồn là việc làm hết sức cần thiết, nó sẽ làm giảm tải trọng chất thải rắn đổ về các khu tập trung chôn lấp rác và chúng ta có thể thu được nguồn lợi kinh tế lớn từ các rác thải có thể tái chế và tái sử dụng được.
Phân loại rác tại nguồn nhằm tách các chất thải có giá trị tái chế cao ngay tại nguồn thải, đặc biệt là thành phần hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học chiếm tỷ lệ cao từ 60-80%, tạo nguồn hữu cơ "sạch" để chế biến phân hữu cơ có chất lượng cao.
Phân loại chất thải tại nguồn còn góp phần tạo nguồn nguyên liệu cho hoạt động tái chế, giảm khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được chôn lấp khi khối lượng chất thải rắn sinh hoạt ngày càng tăng, diện tích cho chôn lấp bị hạn chế. Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn có vai trò quyết định và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống quản lý chất thải rắn.
Do vậy, chúng ta nên thực hiện phân loại rác thải tại nguồn, nhất là tại các hộ gia đình để việc xử lý rác thải được dễ dàng hơn. Việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn là vấn đề cần thiết và thiết thực nhất để góp phần bảo vệ môi trường.
Hãy bắt đầu thực hiện việc phân loại rác từ việc tại mỗi hộ gia đình đều phải có các loại túi đựng rác để phân loại rác vô cơ, rác hữu cơ, rác tái chế riêng biệt. Từ đó các công tác thu gom vận chuyển cũng phân loại ngay để xử lý. Khi đó, rác hữu cơ thì tái sản xuất thành phân bón, còn rác vô cơ sản xuất thành hạt nhựa hoặc có thể đốt để thu hồi nhiệt lượng…
Từ thay đổi nhận thức trong phân loại rác đến thay đổi hành vi là một sự chuyển dịch mang tính khoảng cách. Tuy nhiên, để nhận thức trở nên bền vững và hành vi được duy trì thường xuyên trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào, đòi hỏi phải xây dựng, bồi đắp và nâng ý thức lên một tầng nghĩa cao hơn, trở thành ý thức hệ phân loại rác.
Theo TS. Nguyễn Thị Quỳnh Hương - Phó Trưởng phòng Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học Môi trường, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường chia sẻ, rác thải rắn sinh hoạt ngày càng gia tăng về số lượng, trong khi việc thu gom, phân loại, xử lý… lại chưa thực sự được nhiều người quan tâm. Bằng chứng là chúng ta dễ dàng bắt gặp ở đâu đó hình ảnh rác thải sinh hoạt chất đống không đúng nơi quy định gây ô nhiễm môi trường và khiến người dân bức xúc.
Đặc biệt, khi đô thị phát triển gia tăng, xã hội ngày càng hiện đại thì con người càng có thói quen lạm dụng đồ nhựa, vì sự tiện lợi của nó. "Chúng ta có thể ra cửa hàng ăn mua một bát bún mang về và đựng bằng cốc, hộp nhựa. Điều đó vô hình chung làm gia tăng lượng rác thải nhựa, trong khi rác thải nhựa có thể tồn tại hàng trăm năm trong môi trường, phân rã trở thành các hạt nhựa nhỏ li ti với kích thước siêu nhỏ gọi là vi nhựa. Chúng phát tán vào nguồn nước, không khí và đất, đi vào chuỗi thức ăn của các loài động vật, thực vật và con người, làm tăng sự phát triển của các tế bào ung thư. Do đó, việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn là điều vô cùng quan trọng và cần thiết", TS. Nguyễn Thị Quỳnh Hương phân tích.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.