Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 22 tháng 9 năm 2017 | 8:0

Nhiều hộ dân Uông Bí bức xúc vì tiền điện tăng giảm bất thường

Nhiều người dân TP. Uông Bí (Quảng Ninh) bức xúc vì bỗng dưng tiền điện tăng bất thường, trong khi sản lượng điện tiêu thụ gần như không phát sinh. Tuy nhiên, Điện lực Uông Bí vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Quá bất ngờ với số tiền điện tăng bất thường trong tháng 9, anh Ngô Minh Đức ở số nhà 100 khu Lạc Thanh, phường Yên Thanh phản ánh: Trong tháng 8, nhà tôi dùng hết 230 kWh với tổng số tiền 436.318 đồng; sang tháng 9, tổng số điện của nhà anh lên tới 565 kWh với số tiền 1.353.886 đồng, trong khi mọi sinh hoạt có liên quan đến sử dụng thiết bị điện vẫn như tháng 8.

Người dân cung cấp thông tin cho PV.

Ngoài ra, anh Đức còn cho biết: Trong hai tháng 6 và 7, tiền điện của gia đình tăng bất thường, lên đến 2.170.601 đồng, sau khi anh phản ánh thì đến tháng 8 giảm xuống còn hơn 400.000 đồng, nhưng sang tháng 9 lại tăng trở lại.

Tương tự như nhà anh Đức, chị Phạm Thị Luyến ở tổ 5, khu 4 phường Thanh Sơn, kể: “Tôi ở một mình, đi làm từ sáng đến tối mới về, đồ dùng điện trong nhà chỉ có quạt, ti vi và nồi cơm điện mà tháng 9 nhận được tin nhắn thanh toán 1.043.704 đồng khi sử dụng 456kWh. Trong khi tháng 8, nhà tôi chỉ dùng hết 44kWh, phải đóng 71.826 đồng”. 

Còn chị Đào Thị Loan, trú tại số nhà 2 đường Trần Nhân Tông,  phản ánh: “Tháng 8 tiền điện của gia đình tăng vọt lên 2.179.139 đồng. Sau khi tôi phản ánh với Điện lực thì tháng 9 giảm xuống còn 1.336.811 đồng, trong khi đó mọi thiết bị vẫn sử dụng như tháng trước”.

Ngay sau khi nhận được phản ánh của các hộ dân, Điện lực Quảng Ninh đã cử cán bộ cùng Điện lực Uông Bí đến các hộ gia đình để ghi nhận diễn biến bất thường của việc tăng giảm điện năng sử dụng.

Tại hộ gia đình anh Ngô Minh Đức, Điện lực Quảng Ninh đã lập biên bản, ghi nhận thực tế chỉ số điện. Tuy nhiên, điều anh Đức bức xúc là gia đình anh không hề sử dụng máy móc thiết bị như: máy hàn, máy cắt…, mà chỉ cho gia đình bên cạnh mượn sân để làm, nhưng trong biên bản Điện lực lại cho rằng nhà anh sử dụng các thiết bị điện trên dẫn đến tiền điện trong tháng 9 tăng.

Giấy nộp tiền điện qua ngân hàng không thể hiện thu lũy tiến theo cách tính của ngành điện.

Trao đổi với phóng viên, ông Đặng Xuân Toàn, Giám đốc Điện lực Uông Bí, cho biết: “Hiện trên địa bàn thành phố có 10 hộ có tình trạnh trên, Điện lực Uông Bí đang tích cực kiểm tra tại các hộ gia đình”.

Theo ông Toàn, việc triển khai thông báo sản lượng điện qua tin nhắn đến khách hàng đã được thực hiện nhiều năm nay. Điện lực Uông Bí đang phối hợp với các ngân hàng triển khai thu tiền điện, mục đích là nhằm thuận tiện cho nhân dân.  

Tuy nhiên, ông Toàn cũng cho biết: Việc người dân qua các điểm giao dịch của các ngân hàng nộp tiền điện, sau đó nhận được giấy nộp tiền, trên giấy này chưa thể hiện rõ việc thu theo lũy tiến theo cách tính của ngành điện, nên người dân chưa nắm rõ được. Về việc này, tới đây ngành điện cùng với ngân hàng sẽ có cách tính cụ thể để người dân biết được sản lượng điện cũng như giá điện được tính lũy tiến.

“Ngoài ra, đồng hồ đo điện của các hộ gia đình vẫn trong thời hạn kiểm định là 5 năm và đang trong thời gian sử dụng. Nếu người dân vẫn tiếp tục kiến nghị thì Điện lực Uông Bí sẵn sàng mời bên thứ 3 đến kiểm định lại đồng hồ đo điện của các hộ dân trên”, ông Toàn cho biết thêm.

Nguyễn Minh

 

 

Bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]

 

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top