UBND tỉnh Đồng Nai vừa kết luận thanh tra, xác định sai phạm của 9 cá nhân trong dự án khu dân cư nhà máy dệt Thống Nhất. Trong đó, bà Phan Thị Mỹ Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai bị quy trách nhiệm chính.
Thu tiền hơn 20 năm, hạ tầng vẫn nhếch nhác!
Dự án đầu tư quy hoạch xây dựng hạ tầng khu dân cư cho cán bộ, công nhân viên của Nhà máy dệt Thống Nhất tại phường Tân Biên đến nay hạ tầng vẫn nhếch nhác.
Theo kết luận thanh tra của UBND tỉnh Đồng Nai, năm 1996, UBND tỉnh giao Sở Công nghiệp (nay là Sở Công thương) lập dự án đầu tư quy hoạch xây dựng hạ tầng khu dân cư cho cán bộ, công nhân viên của Nhà máy dệt Thống Nhất tại phường Tân Biên. Hai năm sau, tỉnh phê duyệt quy hoạch khu đất gần 1,6 ha với 121 lô đất nền với các hạng mục xây dựng như hệ thống hạ tầng giao thông, hệ thống thoát, cấp nước, đường lưới điện.
Để thực hiện các hạng mục cơ sở hạ tầng, Sở Công thương đã thu của các hộ dân với tổng số tiền hơn 250 triệu đồng. Tuy nhiên, Sở Công Thương đã không thực hiện dự án. Thời điểm này ông Phạm Văn Sáng giữ chức vụ giám đốc (hiện ông Sáng đang giữ chức vụ giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai - PV).
Đến năm 2003, khi bà Thanh giữ chức giám đốc Sở Công Thương thì sở này tiếp tục thu tiền của người dân để xây dựng cơ sở hạ tầng với số tiền là 1,2 tỉ đồng. Trong quá trình thực hiện xây dựng đường nội bộ, chủ đầu tư không tuyển chọn tư vấn khảo sát, không thẩm định tổ chức phê duyệt kế hoạch, không lập biên bản nghiệm thu, không kiểm tra, thí nghiệm chất lượng...
Tuy gói thầu xây dựng đường nội bộ khu nhà ở tập thể mới thực hiện được 57% giá trị hợp đồng, chưa hoàn thành thi công xong công trình theo thiết kế, đường nội bộ chưa làm xong nhưng tổng số tiền hai lần thu tiền của các hộ dân lên tới hơn 1,4 tỉ đồng.
Kết luận thanh tra của UBND tỉnh Đồng Nai còn thể hiện, số tiền ghi trong quyển sổ quỹ tiền mặt của dự án thể hiện tổng số tiền chi của dự án từ năm 1996 đến thời điểm thực hiện thanh tra là hơn 742 triệu đồng. Trong đó, giai đoạn ông Phạm Văn Sáng làm giám đốc chi hơn 60 triệu đồng; giai đoạn năm 2003 đến tháng 7/2007 (khi bà Thanh làm giám đốc) chi tổng số tiền hơn 680 triệu đồng.
Tiền làm hạ tầng cho dân đem gửi ngân hàng lấy lãi
Theo kết luận thanh tra của UBND tỉnh Đồng Nai, tại thời điểm năm 2003, sau khi thu tiền của người dân, Sở Công thương không triển khai các bước tiếp theo của dự án mà mang gửi lấy lãi.
Theo kết luận thanh tra của UBND tỉnh Đồng Nai, tại thời điểm năm 2003, sau khi thu tiền của người dân, Sở Công Thương không triển khai các bước tiếp theo của dự án mà mang gửi 670 triệu đồng vào Công ty Cổ phần Tổng hợp gỗ Tân Mai. Sau hơn ba năm (tháng 10/2006), Sở Công Thương rút cả gốc và lãi tổng cộng 747 triệu đồng.
Theo tính toán của thanh tra, với lãi suất ổn định trong hơn ba năm, lẽ ra tổng số tiền cả gốc và lãi phải hơn 874 triệu đồng.
Lý giải về số tiền thâm hụt, Sở Công Thương cho là đã lấy số tiền lãi ra chi phí giao dịch nhưng không có chứng từ để chứng minh. Đoàn thanh tra nhận thấy số tiền hơn 874 triệu đồng tiền quỹ được giữ nguyên đến năm 2011, sau đó Sở Công Thương mang gửi ngân hàng với số dư hiện nay là hơn 1,2 tỉ đồng.
Thanh tra tỉnh Đồng Nai cũng chỉ ra là năm 2003, ông Phạm Văn Sáng bàn giao cho bà Phan Thị Mỹ Thanh quỹ dự án khu tập thể dệt Thống Nhất nhưng không có biên bản bàn giao hồ sơ. Sau đó bà Thanh bàn giao cho thời kỳ sau cũng không có nội dung bàn giao về kinh phí của dự án.
Đến nay, thanh tra tỉnh xác định gói thầu đã được xây dựng 57% giá trị hợp đồng, chưa hoàn thành thi công xong công trình theo thiết kế. Quá trình thực hiện, chủ đầu tư không tuyển chọn tư vấn khảo sát, không thẩm định tổ chức phê duyệt kế hoạch, không biên bản nghiệm thu, không kiểm tra, thí nghiệm chất lượng...
Đặc biệt, số tiền hạch toán dự án không được ghi chép vào sổ sách, đồng thời qua các nhiệm kỳ giám đốc từ năm 1996 đến nay không được bàn giao cụ thể.
Kết luận của thanh tra của UBND tỉnh Đồng Nai cũng xác định, Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Phan Thị Mỹ Thanh (nguyên Giám đốc Sở Công thương giai đoạn 2003-2009) có trách nhiệm chính trong vụ việc, buộc cùng kế toán trưởng phải hoàn bồi 127 triệu đồng. Ngoài bà Thanh, UBND tỉnh Đồng Nai cho rằng, ông Phạm Văn Sáng - Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ (nguyên Giám đốc Sở Công nghiệp) cũng có trách nhiệm trong sai phạm này.
Hiện UBND tỉnh Đồng Nai đã giao Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy căn cứ kết luận của thanh tra để tham mưu cho Tỉnh ủy và UBND tỉnh chỉ đạo kiểm điểm và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có liên quan đến những thiếu sót, sai phạm trên.
Theo Trung Kiên/Dantri.com.vn
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.