Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 15 tháng 9 năm 2017 | 7:35

Nhiều sai phạm tại các dự án BT ở Hà Nội

Không thực hiện đúng quy trình lựa chọn nhà thầu, đánh giá năng lực đối với một số nhà đầu tư không chính xác; 14/15 dự án lựa chọn nhà đầu tư thông qua hình thức chỉ định thầu… Đó là một số vi phạm tại 7 dự án đầu tư theo hình thức BT tại Hà Nội được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ.

Dự án Lê Đức Thọ - Xuân Phương do thẩm định và phê duyệt tổng vốn đầu tư không chính xác làm tăng giá trị hợp đồng BT là 19.561,9 triệu đồng.

14/15 dự án chỉ định nhà đầu tư

Thanh tra Chính phủ vừa thông báo Kết luận thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong việc thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức hợp tác xây dựng - chuyển giao (BT), xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) trong lĩnh vực giao thông, môi trường trên địa bàn TP. Hà Nội. Trong đó, tập trung kiểm tra 7 dự án về giao thông môi trường theo hình thức BT.

Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, UBND TP. Hà Nội chưa thực hiện đúng về lập, phê duyệt, công bố danh mục dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT trong giai đoạn từ  2008 - 2012, gây ảnh hưởng tới việc lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện chủ trương đầu tư, làm giảm hiệu quả đầu tư. Thực tế trong 15 dự án đầu tư theo hình thức BT chỉ có 1 dự án được lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu, 14 dự án còn lại là chỉ định thầu.

Cùng với đó, TP.Hà Nội không thực hiện đúng quy định lựa chọn nhà đầu tư, thẩm định, đánh giá năng lực đối với một số nhà đầu tư không chính xác, thiếu chặt chẽ; lựa chọn ký hợp đồng với một số nhà đầu tư không đảm bảo năng lực theo quy định. Hầu hết các dự án đều chậm tiến độ, một phần nguyên nhân là do năng lực huy động vốn, bố trí vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án của nhà đầu tư yếu kém, không đảm bảo theo tiến độ giải ngân cam kết.

Một số nhà đầu tư tại thời điểm thẩm định, đánh giá để thực hiện dự án không đảm bảo về năng lực như: Công ty CP Tasco đối với dự án Lê Đức Thọ - Xuân Phương; Công ty Bitexco đối với dự án đường bao quanh khu tưởng niệm doanh nhân Chu Văn An.

Kết luận cũng nêu, một số nội dung đầu tư, tổng mức đầu tư, dự toán của một số dự án BT đã được UBND TP. Hà Nội và các cơ quan trực thuộc thẩm định, phê duyệt, chưa chính xác, chưa đúng chế độ quy định làm sai tăng tổng vốn đầu tư dự án, ảnh hưởng đến việc tính toán, sắp xếp phương án giao đất đối ứng để xác định tiền sử dụng đất.

Đường đường Lê Văn Lương kéo dài (nay là đường Tố Hữu) xảy ra vi phạm trong quá trình thi công.

Nhiều dự án đội vốn

Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, hầu hết các dự án đều chậm tiến độ, kéo dài thời gian thực hiện phải gia hạn hợp đồng làm phát sinh tăng chi phí đầu tư và không hoàn thành đúng tiến độ để đảm bảo phục vụ các mục tiêu cấp bách kịp thời như mục tiêu đề ra.

Dự án đường Lê Đức Thọ - Xuân Phương: công tác lập, thẩm định và phê duyệt tổng vốn đầu tư không chính xác do áp dụng định mức, đơn giá và tính toán khối lượng không đúng, làm tăng giá trị hợp đồng BT là 19.561,9 triệu đồng.

Dự án nút giao thông Long Biên, tổng mức tăng giá trị lên tới hơn 70 tỷ đồng do tính toán sai công tác thẩm định, phê duyệt, giải phóng mặt bằng, áp dụng đơn giá. Dự án liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên cũng bị tăng giá trị tổng mức đầu tư điều chỉnh là 14.492,08 triệu đồng.

Dự án đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây cũ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và tính chi phí lãi vay 920.000 triệu đồng trong tổng vốn đầu tư dự án BT là chưa có cơ sở. Điều này dẫn đến việc xác định giá trị tổng vốn đầu tư để ký hợp đồng sai tăng 920.000 triệu đồng, gây ảnh hưởng lớn đến việc xác định giá trị để giao đất của các dự án khác đối ứng dự án BT.

Tương tự, đường Lê Văn Lương kéo dài thi công một số hạng mục cầu vượt sông Nhuệ, phát sinh gần 8 tỷ đồng do tăng mật độ cọc.

Nhiều khoản chi phí phát sinh không hợp lý tại Dự  án Nhà máy nước Yên Sở được Thanh tra Chính phủ làm rõ. (Ảnh TL)

Vi phạm “giăng đầy” tại dự án Nhà máy nước Yên Sở

Trong 7 dự án kiểm tra, có thể nói dự án Nhà máy nước Yên Sở do Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam đầu tư có nhiều vi phạm nhất. Cụ thể, dự án được khởi công xây dựng khi chưa có kết quả thẩm tra thiết kế cơ sở của Bộ Xây dựng cũng như thẩm tra phê duyệt công nghệ của Sở Công nghệ Khoa học Hà Nội, chưa có quyết định phê duyệt dự án đầu tư tại thời điểm ký hợp đồng BT, không có sự giám sát, thẩm định, kiểm tra của các cơ quan quản lý.

Việc nhà đầu tư ký hợp đồng EPC và tổng thầu EPC đã thực hiện thi công xây dựng từ đầu tháng 1/2009 theo hồ sơ thiết kế chưa được các cơ quan chức năng thẩm định, thẩm tra thể hiện việc thiếu trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan khác có liên quan thuộc UBND TP. Hà Nội.

Trong điều kiện bình thường, chất lượng nước thải sau xử lý không đạt theo yêu cầu của hợp đồng BT, thậm chí tại một số chỉ tiêu cụ thể, trường hợp có bổ sung định lượng cácbon cũng không đạt theo tiêu chuẩn. Việc Sở Tài nguyên và Môi trường và liên ngành có văn bản gửi Tổng Cục môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đề nghị áp dụng giá trị cột B quy chuẩn QCVN40:2011/BTNMT là chưa phù hợp với quy định của hợp đồng BT.

Toàn bộ nước thải sinh hoạt của Khu Công nghiệp Yên Sở và các khu đô thị C1, C2 (khoảng 10.000m3/ngày) chưa được Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam tiến hành qua bước thu gom theo quy định. Giá trị thực hiện nạo vét và đề nghị quyết toán vào giá trị dự án theo báo cáo của nhà đầu tư là 9.857.505 USD không có hồ sơ, tài liệu được cơ quan có thẩm quyền thẩm tra, thẩm định. Việc lập, phê duyệt triển khai thực hiện dự án hồ, công tác giám sát, công tác hoàn công đều do nhà đầu tư triển khai không có sự giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước do vậy chưa có đủ hồ sơ theo quy định để làm cơ sở quyết toán đối với giá trị nạo vét.

Việc phải kéo dài thời gian hoàn thành dự án 18 tháng, nguyên nhân là do một số hạng mục bị điều chỉnh thiết kế, chất lượng nước thải đầu ra chưa được làm rõ và xử lý triệt để các thông số nitơ, phốtpho; Việc chậm chễ trong việc thành lập hội đồng nghiệm thu làm tăng chi phí phát sinh ngoài hợp đồng, giá trị sau kiểm toán là 11.548.183 USD. Trách nhiệm đối với các khoản phát sinh tăng nêu trên chưa được UBND TP. Hà Nội và các sở có liên quan thẩm tra, làm rõ để làm cơ sở xem xét, quyết toán.

Hoàng Văn

 

 

Bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]

 

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top