Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ ba, ngày 17 tháng 3 năm 2015 | 1:3

Nhiều sai phạm trong xây dựng trụ sở UBND phường Nhị Châu

Trong khi việc khai thác đất nông nghiệp trái phép để làm gạch chưa được xử lý dứt điểm thì mới đây người dân lại phát hiện, tố giác thêm nhiều sai phạm trong việc xây dựng trụ sở UBND phường Nhị Châu, TP. Hải Dương (Hải Dương).

>> Hải Dương: Cần làm rõ hành vi khai thác đất nông nghiệp trái phép!

Như Kinh tế nông thôn đã thông tin, mặc dù Nghị định 42/2012/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định rất rõ về việc quản lý cũng như sử dụng đất nông nghiệp nhưng thời gian gần đây, trên địa bàn phường Nhị Châu đang nóng lên tình trạng khai thác đất nông nghiệp trái phép để đưa về các lò gạch trên địa bàn. Hoạt động khai thác này không hề có giấy phép cũng như sự đồng ý của cơ quan chức năng.

Trong khi việc khai thác trái phép đất nông nghiệp vẫn chưa bị xử lý thì mới đây, người dân lại phát hiện và tố giác thêm nhiều sai phạm trong việc xây dựng trụ sở UBND phường Nhị Châu.

 

UBND phường Nhị Châu bị phát hiện nhiều sai phạm trong việc xây dựng.

Theo đơn tố cáo của công dân, trong quá trình thi công, nhiều hạng mục của công trình đã bị thay đổi so với thiết kế ban đầu, có dấu hiệu “rút ruột”. Việc san lấp dự án Trung tâm trụ sở hành chính phường Nhị Châu chiều cao còn thiếu so với hồ sơ thiết kế là 70cm. Mặc dù chưa san lấp nhưng phần phía Bắc dự án đã thanh quyết toán xong. Đường giao thông phía Tây dự án không đủ cao trình so với hồ sơ thiết kế, công trình hiện tại thấp hơn khoảng 60cm. Trước khi thi công đường công trình không được nạo vét bùn, công tác lu, lèn đất không đảm bảo đúng quy trình và cũng không được tiến hành kiểm tra.

 

Công trình chỉ mới đưa vào sử dụng nhưng đã có nhiều hạng mục không thể sử dụng được

Toàn bộ phần cửa gỗ của công trình theo hồ sơ thiết kế ban đầu là gỗ chò chỉ nhưng thực tế đã được thay bằng các loại gỗ tạp, không đủ độ dày, không đảm bảo chất lượng. Phần sàn gỗ của hội trường tầng 3 nếu theo đúng thiết kế là sử dụng gỗ lim Nam Phi thế nhưng trên thực tế chỉ là gỗ chò chỉ.

 

Nhiều chỗ vẫn còn bỏ dở 

Bên cạnh đó, loại kính được sử dụng ở các ô cửa theo như hồ sơ thiết kế có độ dày 5 ly tuy nhiên trên thực tế chỉ là 4 ly. Sơn tường thiết kế sử dụng sơn Dulux cao cấp nhưng lại được thay bằng sơn Expo poly, các thiết bị nội thất như điện, vệ sinh… không rõ nguồn gốc xuất xứ, mới đưa vào sử dụng nhưng đã bị hư hỏng và ngừng sử dụng. Mặc dù công trình mới bắt đầu đi vào sử dụng, chưa hết thời gian bảo hành nhưng UBND phường đã cho đơn vị Viettel thuê và sử dụng trái với quy định.

 

Loại sơn dùng cho công trình cũng đã bị thay đổi


Né tránh, đùn đẩy trách nhiệm

Liên quan đến hàng loạt sai phạm trên, phóng viên đã có buổi làm việc với ông Lê Văn Dư, Chủ tịch UBND và ông Trần Bá Mịch, Phó chủ tịch UBND phường.

 

Ông Lê Văn Dư - chủ tịch UBND phường Nhị Châu trong buổi làm việc với phóng viên

Tại buổi làm việc, ông Lê Văn Dư và ông Trần Bá Mịch cho biết: "Tôi về đây nhận công tác khi công trình đã bắt đầu đi vào hoàn thiện, tất cả hồ sơ ký kết, giao thầu là do anh Cảnh chịu trách nhiệm".

Ông Mịch cho biết thêm: "Tôi là phó, đồng chí Dư mới về nên không rõ, đồng chí Cảnh (nguyên Chủ tịch UBND phường) nắm rõ hơn. Tôi chỉ làm công tác chỉ đạo, lãnh đạo bộ phận chuyên môn, đơn vị tư vấn giám sát người ta bảo đúng thì tôi biết là đúng thôi. Đối với việc đơn vị Vietel thuê để đặt cột sóng trên nóc trụ sở đã được thống nhất qua các cuộc họp của UBND phường. Bên Vietel họ cũng đã có cam kết đảm bảo rồi".

Đối với các hạ mục khác như gỗ cửa, kính, sơn, gỗ lát sàn,…ông Dư và ông Mịch cho biết: “Gỗ cửa cũng như gỗ lát sàn của tầng 3 tôi không nắm rõ, chỉ căn cứ vào đơn vị tư vấn giám sát, người ta đã cam kết rồi, mắt thường chỉ biết là như vậy. Còn đối với các hạng mục khác như kính, sơn và một số hạng mục khác thì do công việc nhiều, chúng tôi cũng không có vai vế gì trong việc giám sát đơn vị thi công. Nhà vệ sinh hỏng thì người ta phải sửa lại, còn sơn tường thì tôi không biết là loại sơn gì”.

Trước hàng loạt những sai phạm trong việc xây dựng trụ sở UBND phường Nhị Châu, thiết nghĩ các cơ quan chức năng TP.Hải Dương cần nhanh chóng vào cuộc điều tra làm rõ để xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể liên quan.

Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin./.


Tiến Đạt – Thanh Thắng

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top