Sau “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” từ ngày 15/4 đến 15/5 đã có rất nhiều cơ sở kinh doanh bị lực lượng chức năng xử phạt.
Ông Phong cũng đề nghị, thời gian tới, các địa phương tăng cường công tác kiểm tra ATTP, không chỉ trong Tháng hành động vì ATTP, mà cần duy trì thường xuyên, liên tục nhiều lần trong năm.
Chị Nguyễn Thị Hòa nhà ở 12A Hồ Xuân Hương (Hà Nội) cho biết, năm nào cũng vậy các cơ quan chức năng đều tổ chức tháng cao điểm kiểm tra, xử lý về các đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Những người tiêu dùng chúng tôi rất yên tâm vì đã có các cơ quan chức năng làm công tác bảo vệ sức khỏe.
“Tuy nhiên, các cơ quan chức năng kiểm tra và xử phạt hành chính như vậy, tại sao các tổ chức cá nhân vẫn vi phạm. Phải chăng chế tài xử phạt của Nhà nước về hành vi vi phạm này còn quá nhẹ, dẫn đến việc “nhờn luật”. Chị Hòa nói.
Còn chị Hoàng Hường ở quận Long Biên thì chia sẻ, vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm thực sự là có nhiều, các cơ quan chức năng không thể kiểm tra, kiểm soát được chỉ trong tháng vệ sinh an toàn thực phẩm. Công tác này phải được duy trì thường xuyên, liên tục, thậm chí các mức phạt lần sau phải cao hơn lần trước.
Chị Hoàng Hường nói: “Các hàng quán bán trước cổng các trường học tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao, đối tượng phục vụ của các hàng quán này chủ yếu là các con học sinh, vì thế các lực lượng chức năng cần kiểm tra và xử lý các hàng quán này để vấn đề an toàn sức khỏe và tính mạng của các con đảm bảo”.
Tại Điều 3 Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính Mức phạt tiền tối đa về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; các khoản 1 và 9 Điều 22; khoản 6 Điều 26 Nghị định này. Đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 4, khoản 1 Điều 22 và khoản 6 Điều 26 Nghị định này nếu áp dụng mức tiền phạt cao nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt tối đa được áp dụng bằng 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm". Điều 9. Vi phạm quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà không mang đầy đủ bảo hộ lao động theo quy định; không cắt ngắn móng tay; đeo đồng hồ, vòng, lắc; ăn uống, hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực sản xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.