Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 26 tháng 11 năm 2014 | 6:51

Nhịp cầu bạn đọc số 2: Đề nghị làm rõ vụ Phó chủ tịch xã Đội Bình bắt người trái pháp luật!

Tháng qua, Văn phòng Tổng tòa soạn báo Kinh tế nông thôn đã nhận được đơn thư kiến nghị, tố cáo của các ông, bà sau và theo đúng quy định của Luật Báo chí, tòa soạn đã chuyển đến các cơ quan chức năng xem xét giải quyết.

Nhịp cầu bạn đọc: Đề nghị làm rõ thông tin Công ty Đầu tư TM&DV Việt Phát bán hàng đa cấp chưa có giấy phép!

Từ ngày 01-25/11/2014, Ban Bạn đọc báo Kinh tế nông thôn đã tiếp nhận và xử lý một số đơn thư khiếu nại, khiếu kiện của bạn đọc bằng đường chuyển tiếp nội dung khiếu nại đến các cơ quan chức năng, đề nghị xem xét và trả lời theo luật định. Cùng đó, phóng viên Báo cũng đang tiến hành xác minh, tìm hiểu sự việc cụ thể nhằm thông tin chính xác theo đơn thư của những bạn đọc sau:

1. Đơn kêu cứu khẩn cấp của ông Nguyễn Văn An, trú tại thôn Thanh Đông, xã Hải Thanh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa, nội dung:

Vào trước năm 1975, gia đình ông  được thừa kế thửa đất có diện tích khoảng 3.000m2 tại thôn Thanh Đông, xã Hải Thanh. Đến năm 1977, Nhà nước có chủ trương giải tỏa đất toàn bộ thôn Thanh Đông để xây dựng công trình ngăn mặn sông Bạng nên gia đình ông tự nguyện giao đất và được cấp một thửa đất có diện tích 352m2 tại thôn Thanh Xuyên, xã Hải Thanh.
 
Vì gia đình gặp nhiều khó khăn, nên khi biết ông Nguyễn Văn Hạnh (người cùng thôn) có nhu cầu muốn chuyển vào làng sinh sống, ông An và ông Hạnh viết giấy đổi đất cho nhau, có xác nhận của chính quyền địa phương vào năm 1983. Phần đất của ông Hạnh nằm ngoài bãi Cồn không có ranh giới, diện tích rõ ràng mà được mô tả trên thực địa là “kéo dài từ ngang cây cột điện và cây phi lao vào sông đến hết cồn Bắc và Nam”, là khu đất sình lầy, vắng vẻ, cây cối um tùm, đường không có ngõ và không có lối đi...

Hơn ba mươi năm qua, gia đình ông An nỗ lực lao động, cải tạo khu đất này và đã có được thành quả là 3 vuông ao để nuôi trồng sản xuất; năm 1991 xây dựng một nhà cấp 4; năm 2003 xây dựng tường bao bảo vệ vườn ao đê chắn sóng chạy quanh khu đất trên diện tích 1.900m2. Năm 2005, gia đình ông An làm đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), tuy nhiên không được các cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Nội dung của ông, Báo KTNT đã chuyển đến UBND huyện Tĩnh Gia, đồng thời cử PV xác minh, làm rõ, thông tin đến bạn đọc theo quy định của Luật Báo chí.

2. Đơn của ông Trần Văn Báu, trú tại thôn Cầu Cháy, xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) có nội dung:

Trong khi đang cùng người dân ngăn cản tàu cuốc của Công ty TNHH Hiệp Phú khai thác cát gần khu vực đất của bà con gây nên sạt lở, ảnh hưởng tới hoa màu của người dân trong thôn, thì bị ông Trần Hoài Cảnh, Phó chủ tịch xã Đội Bình bắt còng tay đưa về trụ sở UBND xã.
 

Khai thác cát của Cty Hiệp Phú gây sạt lở bờ sông, ảnh hưởng đến hoa màu của người dân 
 
Việc ông Cảnh, Phó chủ tịch UBND xã, trực tiếp bắt người có nhiều bà con thôn Chiến Thắng chứng kiến. Hơn thế nữa, mọi người chứng kiến sự việc đều bức xúc vì hành vi bắt người của chính quyền mà không hề có lệnh bắt giữ…

Nội dung phản ánh của bạn đọc, BBT Báo đã cử phóng viên liên hệ xác minh thông tin và có nhiều bài phản ánh. Hiện, UBND huyện huyện Yên Sơn đã có văn bản số: 145/UBND-TCD gửi Công an huyện Yên Sơn đề nghị vào cuộc điều tra, xác minh, giải quyết và trả lời công dân theo quy định pháp luật. 

Báo Kinh tế nông thôn đề nghị Công an huyện Yên Sơn làm rõ hành vi bắt người trái pháp luật của ông Trần Hoài Cảnh, Phó chủ tịch xã Đội Bình, đồng thời thông tin tới Báo để có cơ sở phản hồi bạn đọc.

3. Đơn tố cáo hành vi vi phạm nghiêm trọng trong quản lí kinh tế, điều hành sản xuất kinh doanh của TGĐ Cty CP Pin ắc quy Vĩnh Phú.

Nội dung đơn nêu, ông Lê Văn Chính, Tổng Giám đốc và bà Trần Thị Bình, Trưởng phòng Tài chính câu kết với ông Nguyễn Tuấn Minh, đại diện vốn Nhà nước để thuê ông Nguyễn Minh Thắng, Cty tư vấn Luật câu kết với nhau cố tình làm trái luật doanh nghiệp, điều lệ công ty, điều hành sai ĐHCĐ lần 2…

Ông Lê Văn Chính điều hành Công ty kiểu gia đình trị, bổ nhiệm các Giám đốc đều là người nhà. Không những thế, trong quá trình quản lí nhân sự, nếu ai không nghe theo sự chỉ đạo của ông Chính sẽ bị trù dập như thuyên chuyển công tác, hạ lương…

Để có cơ sở thông tin tới bạn đọc, Ban biên tập Báo đã cử phóng viên liên hệ xác minh, làm rõ, thông tin đến bạn đọc theo quy định của Luật Báo chí.

4. Ngoài ra, báo Kinh tế nông thôn cũng nhận được nhiều đơn thư phản ánh của bạn đọc liên quan đến việc vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội, nạn xe quá tải ở Ninh Bình, ô nhiễm môi trường kênh Đại Yên, phường Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội, Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Giang Linh ngang nhiên cho thuyền ra hút cát ở lòng sông Đuống, đoạn chảy qua địa bàn xã Cảnh Hưng, huyện Tiên Du…
Theo Luật Báo chí, BBT báo đã cử phóng viên xuống xác minh thông tin và đăng tải nội dung liên quan đến vụ việc.
 
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Ban bạn đọc - Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, Hà Nội. Điện thoại: 0912438302. E-mail: [email protected].

Ban bạn đọc

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top