Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 30 tháng 8 năm 2010 | 12:21

Nhọc nhằn đời khai thác quặng “chui”

Không công ăn việc làm, cuộc sống khó khăn với những lo toan cơm, áo, gạo, tiền khiến nhiều người dân thôn Tâm Tiến, xã Mậu Lâm (Như Thanh - Thanh Hóa) liều mình khai thác quặng chui, bất chấp hiểm nguy và mối lo bệnh tật.“Chui" vì cơm, áo

Khoảng 4 giờ sáng, trời còn tối đen như mực nhưng rất nhiều người dân thôn Tâm Tiến đã cơm đùm, cơm mắm gọi nhau đi làm. Nói là đi làm nhưng thực ra là họ đi đào quặng trộm.

Mậu Lâm có 1.840 hộ (8.500 khẩu), riêng thôn Tâm Tiến có gần 600 khẩu. Người dân ở đây chủ yếu làm nông nghiệp và chăn nuôi. Cuộc sống của họ càng khó khăn hơn khi chính quyền địa phương cấm khai thác quặng. Anh Lê Văn Thanh, một người dân trong thôn tâm sự: “Trước kia, mọi chi tiêu cho sinh hoạt hàng ngày đều trông vào quặng, nay bị cấm khai thác nên chẳng có tiền. Nhiều thanh niên trong thôn phải bỏ xứ đi làm ăn xa, mình không đi được thì ở nhà đào quặng trộm”.

Anh Thanh cho biết thêm: “Thông thường thì phải dậy lúc 3-4 giờ sáng để chuẩn bị đồ đạc. Đi sớm vừa mát lại tránh được sự kiểm tra của bảo vệ, đến tận khuya mới về”.

Một ngày làm việc của những người khai thác quặng “chui” kéo dài hơn 10 giờ đồng hồ, trung bình một người đào được khoảng 50kg quặng, bán được 70.000 - 80.000 đồng. Tuy nhiên, công việc quá nặng nhọc nên họ không thể làm một mình. Anh Thanh tâm sự: “Nghề này cứ phải có 4 - 5 người/nhóm trở lên. Nhà mình kết hợp với 2 người hàng xóm chung một hố quặng. Công ít đi nhưng đỡ vất vả hơn”.

Mối lo bệnh tật

Người khai thác quặng “chui” luôn phải đối mặt với nhiều loại bệnh phát sinh, nhất là da liễu và ảnh hưởng đến cột sống.

Anh Nguyễn Xuân Bình (37 tuổi) tâm sự: “Tôi cũng có một thời gian khá dài làm nghề “quặng chui”, công việc tuy kiếm được nhiều tiền nhưng luôn phải đối mặt với bệnh tật. Hiện tôi vẫn bị hắc lào do ngâm mình dưới nước lâu ngày”.

Trường hợp của chị Lê Thị Hồng còn bi đát hơn. Sau một thời gian tham gia khai thác quặng “chui”, các ngón chân của chị đã bị nước ăn cụt, kẽ chân bị nứt nẻ. Chị tâm sự: “Sau khi thôi không khai thác quặng nữa, tôi đã mất rất nhiều tiền để chữa bệnh nhưng không khỏi hết được. Lâu lâu khắp người lại nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy rất khó chịu”.

Bà Nguyễn Thị An, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Mậu Lâm cho biết: “Rất nhiều người dân ở đây mắc các bệnh về da như ghẻ lở, hắc lào, lang ben. Số lượng người dân thôn Tâm Tiến mắc bệnh cao hơn các thôn khác”.

Không chỉ đối mặt với bệnh tật, người khai thác quặng “chui” còn luôn phải né tránh, đề phòng bảo vệ khu mỏ, có người từng bị bắt và giao cho chính quyền địa phương xử phạt hành chính rất nặng.

Mong ước lớn nhất của người dân nơi đây là công ty khai thác quặng sớm đi vào hoạt động để bà con có công ăn việc làm, thu nhập ổn định trên chính mảnh đất quê hương.

Xuân Hải Long

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top