Những năm qua, ngành Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh đã đẩy mạnh tái cơ cấu, hướng đến sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Phóng viên Báo Kinh tế nông thôn có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Đại, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh, xung quanh vấn đề này.
Ông Nguyễn Văn Đại.
Ông có thể vắn tắt những nét chính về quy hoạch xây dựng và phát triển các vùng sản xuất nông sản, thực phẩm an toàn tại Bắc Ninh thời gian vừa qua?
Từ năm 2009, Bắc Ninh đã triển khai quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo Quyết định số 175/2009/QĐ-UBND, ngày 31/12/2009; rà soát, sửa đổi, bổ sung, phê duyệt theo Quyết định số 18/2015/QĐ-UBND, ngày 27/5/2015 về việc điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Đến nay, các vùng sản xuất tập trung theo hướng an toàn của tỉnh Bắc Ninh như sau:
Về trồng trọt, quy hoạch được 87 vùng lúa năng suất cao; 61 vùng lúa chất lượng cao (trong đó, quy hoạch 14 vùng lúa sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP); 56 vùng sản xuất rau chuyên canh tập trung theo hướng an toàn (trong đó, quy hoạch 14 vùng rau sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP).
Hiện nay, đã xây dựng được được 3 vùng lúa VietGAP, với tổng diện tích 70ha; 5 vùng rau được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, tổng diện tích 36,5ha và 4 vùng rau được cấp giấy chứng nhận rau an toàn VietGAP, tổng diện tích 10,6ha. Trong đó, có 2 cơ sở sản xuất rau theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Về chăn nuôi, quy hoạch 36 vùng chăn nuôi bò; 51 vùng chăn nuôi lợn; 38 vùng chăn nuôi gia cầm. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 280 trang trại chăn nuôi (106 trang trại nuôi lợn; 171 trang trại nuôi gia cầm; 3 trang trại tổng hợp). Trong đó, có 40 trang trại chăn nuôi gia súc, giam cầm ứng dụng công nghệ cao; 18 trang trại chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp như Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty CP Tập đoàn DABACO, Công ty Sản xuất thức ăn chăn nuôi Deheus, Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam.
Mô hình nuôi cá lồng ở xã Trung Kênh (huyện Lương Tài) cho thu nhập khá cao.
Về thủy sản, quy hoạch 68 khu vực nuôi trồng thủy sản. Bước đầu hình thành các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung với 167 vùng có diện tích từ 10ha/vùng trở lên. Trong đó, có 5 trang trại sản xuất, kinh doanh áp dụng công nghệ cao vào sản xuất cá giống bằng phương pháp đẻ vuốt, ấp trứng bằng bình vây hoặc công nghệ sử dụng hoócmôn để sản xuất giống cá rô phi đơn tính.
Việc quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm đã được Sở quan tâm như thế nào, thưa ông?
Trong 6 tháng đầu năm 2016, ngành đã tổ chức được 45 lớp tập huấn phổ biến văn bản quy phạm pháp luật nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất lượng cho trên 4.400 lượt người. Kiểm tra, xác nhận kiến thức ATTP cho 85 cơ sở sản xuất, kinh doanh, sơ chế, chế biến nông - lâm - thủy sản. In 18.000 tờ rơi tuyên truyền về “Điều kiện bảo đảm ATTP đối với cơ sở trồng trọt nhỏ lẻ”.
Phối hợp với đài phát thanh, truyền hình đăng tải phóng sự về công tác quản lý chất lượng, ATTP nông, lâm, thủy sản trên Đài Truyền hình tỉnh. Chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho 210 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
Ông có thể cho biết thêm về công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm?
Sáu tháng đầu năm, các đơn vị chuyên môn của Sở đã kiểm tra đánh giá phân loại được 230 cơ sở, trong đó có 107 cơ sở kinh doanh thuốc thú y và vắc xin thú y; 03 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản; 120 cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh nông sản, thủy sản. Kết quả phân loại, 107/107 cơ sở kinh doanh thuốc thú y và vắcxin thú y đạt loại B, 03/03 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản đạt loại A, 118/120 cơ sở sản xuất, sơ chế, kinh doanh nông sản, thủy sản đạt loại A, 01/120 cơ sở đạt loại B và 01/120 cơ sở đang tạm ngừng hoạt động.
Thanh tra chuyên ngành đã kiểm tra 70 cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, trang trại, cơ sở giết mổ, bán thịt lợn. Lấy 45 mẫu thức ăn chăn nuôi; 12 mẫu thịt lợn; 3 mẫu nước tiểu lợn; kiểm tra nhanh bằng kít thử 60 mẫu nước tiểu lợn. Kết quả cho thấy, các chất cấm trong chăn nuôi đều âm tính.
Thanh tra 60 cửa hàng kinh doanh thuốc thú y, vắcxin, chế phẩm sinh học. Kiểm tra đột xuất 01 cơ sở kinh doanh măng ở xã Yên Phụ (huyện Yên Phong), lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu lưu huỳnh và chất vàng O; 02 cơ sở sản xuất nước mắm; 04 cơ sở kinh doanh thịt chuột ở Đình Bảng. Cơ bản các cơ sở đều chấp hành tốt các quy định về vệ sinh ATTP, kết quả phân tích không phát hiện chất cấm.
Xử phạt hành chính 04 cơ sở sản xuất do mẫu thức ăn chăn nuôi có chỉ tiêu chất lượng không đạt như đã công bố; xử lý 01 cơ sở có hành vi vi phạm về điều kiện kinh doanh thuốc thú y; xử phạt hành chính đối với cơ sở này do kinh doanh khi chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP.
Xin cảm ơn ông!
Đỗ Hùng (thực hiện)
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.