Nông nghiệp hữu cơ mang đến giá trị gia tăng gấp 2-10 lần cho sản phẩm nông nghiệp và là xu hướng tất yếu, tuy nhiên mảnh đất màu mỡ này không dễ làm.
Nông nghiệp hữu cơ phát triển trên thế giới từ 20-30 năm nhưng vẫn là ngành nông nghiệp mới, và đã được quan tâm đẩy mạnh ở Việt Nam từ 2-3 năm nay với sự ra đời của Nghị định 109 về nông nghiệp hữu cơ vừa được Chính phủ ban hành ngày 29/8 vừa qua.
Giá trị cao gấp 2-10 lần nhưng...
Ngoài liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, nông nghiệp hữu cơ còn làm gia tăng giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp gấp 2-10 lần. Thế nhưng, để làm được nông nghiệp hữu cơ đòi hỏi người làm phải có kiến thức, có đủ vốn và tính kiên trì.
Ông Hoàng Bá Nghị, Giám đốc Tổ chức chứng nhận NHO-QSCert cho biết, thời gian chuyển đổi từ phương thức canh tác thông thường sang phương thức sản xuất hữu cơ trung bình mất từ 2-3 năm. Trong khoảng thời gian đó, không được sử dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật, nên năng suất trong 3-5 năm có thể giảm tới 50%. Sau khoảng thời gian đó, năng suất mới có thể phục hồi.
Như vậy, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra khoản chi phí đầu tư khá lớn trong khoảng thời gian này. Bên cạnh đó, tuy canh tác theo phương thức nông nghiệp hữu cơ, nhưng phải bán theo giá sản phẩm thông thường, bởi chưa được chứng nhận sản phẩm hữu cơ (do theo yêu cầu của tiêu chuẩn phải 3 năm thời gian chuyển đổi mới được chứng nhận).
"Khi thấy giá có thể tăng gấp đôi, thậm chí 10 lần so với sản phẩm thông thường, ai cũng muốn tham gia. Thế nhưng, nếu tham gia, người làm hay doanh nghiệp phải thật quyết tâm với ngành và đủ tiềm lực để đầu tư dài hơi như vậy", ông Nghị cho hay.
Theo kinh nghiệm của các doanh nghiệp đã thực hiện nông nghiệp hữu cơ, cần chia làm hai phần diện tích để lấy ngắn nuôi dài. Một phần diện tích làm nông nghiệp hữu cơ và một phần làm theo phương thức truyền thống để tạo nguồn thu.
Một khó khăn nữa cho những doanh nghiệp làm nông nghiệp hữu cơ thực sự là do thị trường nông nghiệp hữu cơ đang "loạn". Nhiều sản phẩm gắn mác sản phẩm hữu cơ, khiến người tiêu dùng rất khó có thể biết được đâu là sản phẩm hữu cơ thật sự.
Tiêu chuẩn hóa để công khai minh bạch
Theo ông Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam. một số cửa hàng, siêu thị bày bán các sản phẩm rau quả hữu cơ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh với giá tương đối cao so với sản phẩm cùng loại, tuy nhiên người tiêu dùng còn chưa thật sự tin cậy vì thiếu thông tin xác thực và chưa được chứng nhận của bên thứ ba.
Bà Nguyễn Thị Phương Liên, Chủ Nông trại hữu cơ Tuệ Viên chia sẻ, chúng tôi đã triển khai sản xuất nông nghiệp hữu cơ cách đây hơn 10 năm, từ khi Chính phủ chưa có bất cứ văn bản, quy định gì về nông nghiệp hữu cơ. Thời điểm đó, chúng tôi cảm thấy mình như bị bỏ rơi và thực sự cô độc.
"Với các đơn vị sản xuất nông nghiệp hữu cơ lớn như các tập đoàn, việc lấy các chứng nhận hữu cơ quốc tế là điều không mấy khó khăn. Tuy nhiên, phần lớn ở Việt Nam hiện nay, các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ như chúng tôi đều ở dạng nhỏ và vừa, nên việc lấy chứng nhận hữu cơ quốc tế thật sự là điều khó khăn khi tất cả số tiền đó đều gánh lên vai của sản phẩm và cuối cùng là người tiêu dùng", bà Liên cho hay.
"Việc ra đời bộ tiêu chuẩn TCVN 11041 là một trong những hành lang pháp lý quan trọng để giúp việc sản xuất, thương mại sản phẩm hữu cơ trở nên minh bạch hơn, bảo vệ quyền lợi của cả người sản xuất và người tiêu dùng. Ngoài ra, bộ tiêu chuẩn TCVN 11041 ra đời dựa trên sự phù hợp với các tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế sẽ giúp sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Việt Nam tiệm cận hơn với thế giới", Chủ Nông trại hữu cơ Tuệ Viên nhấn mạnh.
Ông Lê Nam Hải, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng cho biết, một trong những hoạt động trọng tâm trong thời gian tới để hỗ trợ cho hoạt động hội nhập, nhất là xuất khẩu sản phẩm hữu cơ của Việt Nam ra thế giới thì cần có sự hài hòa TCVN 11041 với các tiêu chuẩn của các nước phát triển.
"Việt Nam sẽ sớm có trao đổi, thảo luận để có cơ chế công nhận việc áp dụng TCVN 11041 được chấp nhận bởi các tổ chức quốc tế và nước ngoài, từ đó tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam ra quốc tế", ông Lê Nam Hải nói./.
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến vào những vấn đề quan trọng, từ đó tạo sự thống nhất đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị và quyết tâm thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị theo đúng mục tiêu, yêu cầu đề ra, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Thời gian, trí tuệ, quyết định kịp thời, đúng lúc là yếu tố quyết định thành công. Vừa qua Tổng Bí thư nêu lãng phí thời gian, mà thời gian là tiền bạc, sao cứ để loay hoay mãi. Phân cấp mạnh ra, quy định trong luật cho rõ cái gì được làm và không được làm để người ta sáng tạo”
Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi với địa lý, thiên nhiên án ngữ vùng cực Nam của Tổ Quốc. Nơi đây tồn tại 3 hệ sinh thái ngập nước ngọt, lợ, mặn riêng biệt, tạo nên một môi trường phát triển kinh tế thuận lợi. Đối với du lịch, môi trường tự nhiên của tỉnh này đang là tiềm năng, vận hội mới cho ngành công nghiệp không khói phát triển.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.