Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 17 tháng 1 năm 2022 | 0:15

Nóng tình trạng rượu ngoại nhập lậu

Tết đến, rượu là đồ uống không thể thiếu ở mỗi gia đình, đặc biệt với điều kiện kinh tế ngày một khá giả, nhiều gia đình đã tìm mua rượu ngoại sử dụng. Lợi dụng nhu cầu này các đối tượng đã tìm nhiều cách để vận chuyển, buôn bán rượu ngoại nhập lậu.

Quảng Trị bắt gần 3.000 chai rượu ngoại nhập lậu

Chỉ trong vòng 1 tuần lễ, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị liên tục bắt nhiều vụ vận chuyển, buôn bán rượu ngoại nhập lậu trị giá nhiều tỷ đồng. Qua đây mới thấy sức nóng của mặt hàng này những ngày gần Tết.

Sáng ngày 15/1, Công an huyện Cam Lộ (Quảng Trị) cho biết, đơn vị vừa bắt giữ 1.500 chai ruợu ngoại nhập lậu với tổng trị giá hơn 2 tỷ đồng. Theo đó, tại khu vực bãi rác thuộc địa phận xã Cam Tuyền (huyện Cam Lộ, đoạn giáp ranh với huyện Gio Linh), lực lượng chức năng phát hiện 2 ô tô BS 74B - 000.25 và 43C - 058.65 đang giao nhận hàng hóa.

Qua xác định, những người này có hành vi vận chuyển hàng nhập lậu nên lực lượng công an huyện đã tiến hành bắt giữ và khám xét phương tiện, thu giữ hơn 1.500 chai rượu ngoại có tổng giá trị hơn 2 tỷ đồng. Tại thời điểm kiểm tra, 2 tài xế không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của số rượu trên.

 

 Công an huyện Cam Lộ bắt giữ vụ vận chuyển 1.500 chai rượu ngoại nhập lậu.

 

Quá đấu tranh, Lê Tuấn Vũ (19 tuổi, trú TP.Đông Hà, người điều khiển ô tô BS 74B - 000.25) khai nhận chở thuê số hàng là rượu lậu trên cho một người không rõ danh tính từ TP.Đông Hà ra khu vực bãi rác nêu trên để giao cho ông Tạ Ngọc Tình (39 tuổi, tài xế ô tô BS 43C - 058.65) vận chuyển vào Đà Nẵng tiêu thụ thì lực lượng chức năng tiến hành bắt quả tang. Hiện, Công an huyện Cam Lộ đang tiếp tục điều tra làm rõ.

Trước đó, ngày 12/1, Công an TP Đông Hà (Quảng Trị) đã lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện và tiếp tục điều tra 2 vụ vận chuyển rượu ngoại nhập lậu vừa bắt giữ. Cụ thể, rạng sáng 11/1, trên đường Đặng Dung (P.2, TP Đông Hà), Công an TP Đông Hà phát hiện ô-tô BKS 74D-002.01 vận chuyển 360 chai rượu ngoại không dán tem nhập khẩu (tổng trị giá khoảng 600 triệu đồng). Tại thời điểm kiểm tra, lái xe không xuất trình được giấy tờ liên quan.

 

 Lực lượng Công an TP. Đông Hà phát hiện, bắt giữ 2 vụ vận chuyển rượu lậu.

 

Sau đó 2 giờ đồng hồ, tại phường Đông Lễ (TP Đông Hà), Công an TP Đông Hà tuần tra phát hiện ô-tô BKS 29H-775.31 do Trần Quốc Cường (Nghệ An) điều khiển chở 1.110 chai rượu ngoại không dán tem nhập khẩu, tổng trị giá khoảng 1,4 tỷ đồng. Lái xe cũng không xuất trình được giấy tờ liên quan lô hàng.

Như vậy, chỉ trong thời gian ngắn lực lượng công an tỉnh Quảng Trị bắt gần 3.000 chai rượu ngoại nhập lậu, trị giá hơn 4 tỷ đồng.

Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu dịp Tết

Trước tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có chiều hướng diễn biến phức tạp, nhất là khi Tết Nguyên đán đang đến gần, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính, Thứ trưởng Vũ Thị Mai đã ban hành Kế hoạch về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.

Theo đó, Bộ Tài chính yêu cầu Tổng cục Hải quan tăng cường công tác thu thập thông tin, nắm tình hình, tuần tra, kiểm soát, xác định địa bàn, tuyến trọng điểm tại địa bàn khu vực cửa khẩu đường bộ, khu kinh tế cửa khẩu, khu vực tập kết hàng hóa gần biên giới, khu vực cảng biển, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, bưu điện, chuyển phát nhanh quốc tế, đường sắt liên vận quốc tế và các địa điểm khác thuộc địa bàn hoạt động hải quan; kiểm soát chặt chẽ hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng hóa quá cảnh, hành lý của hành khách xuất nhập.

Tổ chức đấu tranh, bắt giữ và xử lý mặt hàng cấm, hàng hoá ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, hàng giả nhãn hiệu, gian lận xuất xứ Việt Nam, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các lô hàng chuyển khẩu, chuyển cảng, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, nhất là các mặt hàng tiêu dùng, hàng tạp hóa phục vụ nhu cầu tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán, hàng có nguy cơ thẩm lậu, quay vòng vào nội địa.

 

 

Tổng cục Thuế đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế, việc sử dụng, quản lý, lưu giữ hoá đơn và hồ sơ mua bán hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu, thu gom hàng hoá cư dân biên giới của các hộ, cá nhân kinh doanh khu vực cửa khẩu, biên giới, vùng biển có diễn biến phức tạp để ngăn chặn sử dụng hoá đơn hợp thức hoá hàng nhập lậu, đặc biệt là đối với các tỉnh, địa bàn trọng điểm. Triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng in, phát hành mua bán hóa đơn bất hợp pháp.

Đồng thời, tăng cường công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh bán hàng tiêu dùng để chủ động nắm diễn biến giá cả, cung cầu hàng hóa, kịp thời phát hiện và phối hợp với các cơ quan chức năng khác xử lý các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt lưu ý đối với các mặt hàng liên quan đến phòng chống dịch Covid-19 cũng như các mặt hàng lương thực, thực phẩm, các mặt hàng tiêu dùng nhiều trong dịp Tết như thực phẩm, gia súc, gia cầm, rượu, bia, thuốc lá, bánh kẹo, hoa quả, hàng điện tử, mỹ phẩm, thời trang cao cấp…

Kịp thời trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trong điều tra, xác minh, xử lý các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả liên quan đến công tác quản lý thuế. Kiểm tra việc niêm yết và bán theo giá niêm yết tại các chợ, các trung tâm thương mại, các cửa hàng... phối hợp kiểm tra phát hiện và xử lý các trường hợp vận chuyển hàng hóa trên đường không có hóa đơn, chứng từ hoặc các trường hợp quay vòng hóa đơn.

Bán rượu ngoại nhập lậu có thể bị đi tù đến 20 năm

Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 36/2012/TTLT-BCT-BCA-BTP-BYT-TANDTC-VKSNDTC, rượu nhập lậu là rượu thành phẩm, rượu bán thành phẩm có nguồn gốc sản xuất từ nước ngoài, không có đủ hoá đơn chứng từ. Buôn bán rượu nhập lậu là một trong những hành vi vi phạm pháp luật.

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, việc buôn bán rượu nhập lậu sẽ bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội buôn lậu quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Cá nhân buôn bán rượu nhập lậu có thể bị đi tù đến 20 năm. Căn cứ Điều 188, cá nhân phạm tội buôn lậu sẽ bị phạt tiền từ 50 - 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi: số rượu lậu có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên; số rượu lậu có trị giá dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về một trong các hành vi quy định về tội buôn lậu; tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; tội sản xuất, buôn bán hàng cấm; tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm; tội sản xuất, buôn bán hàng giả… chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

 

 Bán rượu ngoại nhập lậu có thể bị đi tù đến 20 năm.

 

Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; vật phạm pháp trị giá từ 300 đến dưới 500 triệu đồng; thu lợi bất chính từ 100 đến dưới 500 triệu đồng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; phạm tội 02 lần trở lên… thì bị phạt tiền từ 300 triệu - 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 03 - 07 năm.

Bên cạnh đó, người phạm tội này sẽ bị phạt tiền từ 1,5 - 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 07 - 15 năm khi vật phạm pháp trị giá từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng hoặc thu lợi bất chính từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng.

Nặng nhất, người phạm tội còn có thể bị áp dụng mức phạt tù từ 12 - 20 năm nếu thuộc một trong các trường hợp: vật phạm pháp trị giá 01 tỷ đồng trở lên; thu lợi bất chính 01 tỷ đồng trở lên; lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

Ngoài ra, cá nhân vi phạm có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, cá nhân buôn bán rượu nhập lậu có thể bị phạt tiền đến 05 tỷ đồng hoặc phạt tù đến 20 năm. Tuy nhiên, vì lợi nhuận mang lại cao nên các đối tương vẫn tìm mọi cách để vận chuyển, buốn bán hòng kiếm lời bất chính.

 

 

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top