Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 12 tháng 11 năm 2016 | 9:9

Nữ giám đốc khai thác cát trái phép trên sông Hồng gây thiệt hại 8,3 tỷ đồng

Tối 11-11, Cơ quan CSĐT (PC46) Công an TP Hà Nội đã thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Thị Nguyệt Nga (56 tuổi), Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Anh Tùng về tội “Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên”.

Cáo buộc của cơ quan điều tra, bà Nga đã có hành vi lợi dụng được cơ quan Nhà nước cấp phép thực hiện dự án nạo vét, tận thu sản phẩm cát tại khu vực sông Hồng đã tổ chức chỉ đạo khai thác cát trái phép với số lượng đặc biệt lớn để kiếm lời, gây hậu quả nghiêm trọng.


Đọc Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với bà Phạm Thị Nguyệt Nga.

Trước đó, ngày 14-4-2015, Cục Cảnh sát giao thông đường thủy (C68) Bộ Công an phối hợp các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra hành chính trên tuyến sông Hồng thuộc địa phận Đan Phượng, TP Hà Nội, đã phát hiện, tạm giữ 12 tàu cuốc, 3 tàu hút đang khai thác cát trái phép cùng nhiều phương tiện vận tải đường sông đang mua cát.

Tổ công tác lập biên bản kiểm tra 29 tàu vận tải, trong đó có 12 tàu đang mua cát từ 12 tàu cuốc, 17 tàu đang neo đậu chờ lấy hàng. Kết quả kiểm tra phát hiện, tạm giữ 1.445m3 cát trên các tài vận tải và 13.850m3 cát tại bãi Bạc thuộc phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm của công ty Anh Tùng và tạm giữ sổ sách kế toán ghi chép việc khai thác cát. Vụ việc sai phạm tại Công ty Anh Tùng sau đó được C45 chuyển Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội điều tra, xử lý.

Kết quả điều tra của Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội, Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Anh Tùng do bà Phạm Thị Nguyệt Nga làm giám đốc đăng ký 28 ngành nghề kinh doanh, trong đó có ngành nghề khai thác cát, sỏi, buôn bán vật liệu xây dựng và hoạt động nạo vét lòng sông. Công ty có 1 bãi kinh doanh vật liệu xây dựng tại bãi Bạc thuộc tổ dân phố Đông Ngạc 1, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Giữa năm 2014, công ty TNHH TM và XD Anh Tùng ký hợp đồng với công ty cổ phần đầu tư XD và TM Sơn Hà lập hồ sơ khảo sát, đề nghị cơ quan chức năng phê duyệt dự án nạo vét đường thủy nội địa, tận thu sản phẩm đoạn cạn Thượng Cát – Võng La.


Bà Nga ký chấp hành lệnh bắt tạm giam.

Sau khi Cục đường thủy nội địa Việt Nam chấp thuận dự án, UBND thành phố đã cấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép khai thác khoáng sản cho Công ty công ty TNHH TM và XD Anh Tùng, nêu rõ vị trí, khối lượng nạo vét.

Tuy nhiên, theo tài liệu của cơ quan điều tra, lợi dụng việc doanh nghiệp được cấp phép triển khai dự án nạo vét trên, từ tháng 1 đến tháng 4-2015, công ty của bà Nga đã huy động phương tiện khai thác cát trái phép không đúng vị trí trong giấy phép với tổng khối lượng 835.485,5 m3.

Trong đó, lượng cát đã bán là hơn 450.000m3. Kết quả định giá của Hội đồng định giá tư pháp xác định giá trị thiệt hại cho Nhà nước do việc khai thác cát trái phép này là trên 8,3 tỷ đồng.

Cùng với việc thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam, cơ quan CSĐT cũng đã thực hiện Lệnh khám xét trụ sở công ty Anh Tùng, đồng thời là nơi ở của bà Nga tại số 24 ngõ 462 đường Bưởi, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội.

Theo Hương Vũ/cand.com.vn

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top