Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 10 tháng 12 năm 2017 | 4:40

Nước mắt vùng hoa

Nước lũ đã rút nhiều ngày nhưng hậu quả để lại của nó vẫn hiện hữu với những hộ dân trồng hoa, cây cảnh ở “vựa hoa” lớn nhất Quảng Ngãi. Trên những con đường vào các khu trồng hoa, đến thời điểm này vẫn thấy nhiều dãy chậu ngổn ngang.

Vụ hoa Tết năm nay người dân lại trắng tay!

Những vườn hoa rơi trong nước mắt nông dân

“Trắng tay rồi!” - đó là lời thở than của hàng trăm người trồng hoa ở vùng hoa lớn nhất Quảng Ngãi. Những trận mưa như trút nước, những cơn lụt dài ngày khiến vụ hoa Tết hư hại nặng. Người trồng hoa Tư Nghĩa chỉ còn biết vớt vát lại những gì có thể, để một mùa Tết không đói.

Lão nông Nguyễn Nhật Duy (xã Nghĩa Hiệp, huyện Tư Nghĩa) cười như mếu khi nhìn cả vườn hoa cảnh hơn 500 chậu chỉ còn trơ gốc. “Hai vợ chồng tôi già rồi biết làm gì đây. Mới gần hai tháng trước, hai vợ chồng nhẩm tính, với 3 sào (1 sào Trung Bộ = 500m2) trồng hoa kiểng thì Tết này chí ít gia đình cũng thu được vài chục triệu đồng. Vậy mà chỉ qua trận lụt, bao nhiều tiền bạc, công sức giờ đã đổ ra sông, ra biển, trận lụt đã nhấn chìm toàn bộ số hoa kiểng mới trồng của vợ chồng tôi, không cách gì cứu được”.

Cũng như hàng trăm hộ dân khác tại vùng hoa này, khi cơn mưa lớn vừa dứt, những người nông dân lại gồng mình cứu hoa. Nhưng mọi sự cố gắng đều bất thành. Nhiều người đã phải não ruột vì những chậu hoa được chăm bẵm cả năm với bao mồ hôi nước mắt gục dần trong sự nghiệt ngã của thời tiết. Theo thống kê, có hơn 200.000 chậu hoa Tết ở các xã Nghĩa Hiệp, Nghĩa Thương, Nghĩa Phương của huyện Tư Nghĩa bị ngập sâu, hư hại hoàn toàn. Nhiều nông dân rơi vào cảnh trắng tay vì lũ ngập úng toàn bộ diện tích hoa trồng cho vụ Tết, gây thiệt hại tiền tỉ.

Bao nhiêu vốn liếng và công sức của người trồng hoa tại đây mất trắng. Trong đó, có nhiều diện tích sắp thu hoạch, nhiều luống chuẩn bị cho vụ Tết. Bà Nguyễn Thị Hữu, một người trồng hoa Tết ở xã Nghĩa Hiệp lắc đầu ngao ngán cho biết, những trận mưa cùng với lũ lụt đã khiến các vườn trên địa bàn nhuộm màu bùn, tan hoang, tiêu điều và xơ xác.

 

Người dân trồng hoa ở Tư Nghĩa đang cố vớt vát những gì còn lại.

Xin đừng mặc cả với hoa

Nhiều hộ dân đứng trước cảnh trắng tay, nợ nần. Cơn lũ dữ khiến cho cuộc sống của người dân nơi đây vốn đã khổ nay càng khổ thêm. Lũ vừa dứt, hàng trăm gia đình  ở Tư Nghĩa phải dốc sức cứu hoa nhưng hơn 2/3 số chậu hoa Tết đã chết rũ. Không cứu được, họ đành nuốt nước mắt tìm trồng những giống hoa ngắn ngày, giá rẻ trồng và chăm sóc tích cực để kịp thu hoạch vụ Tết, hy vọng đỡ mất mát được phần nào. Một lão nông xót xa: “Làm cả năm ăn một vụ Tết mà trời không thương. Dàn hoa chính đã chết cả, giờ chỉ trông vào dàn hoa phụ. Bao tiền bạc và công sức coi như mất sạch. Tết này người trồng hoa chắc đói cả!”.

Trung bình mỗi hecta trồng khoảng 200.000 cây cúc, mỗi cây 3.000 đồng, mỗi vụ Tết ước tính tổng thu được khoảng 3 tỉ đồng. Nhưng năm nay, nông dân trồng hoa Tư Nghĩa mất trắng toàn bộ. Đến thời điểm này, bình quân mỗi sào hoa cúc đầu tư khoảng 7-8 triệu đồng. Để chuẩn bị cho mùa hoa Tết, nhiều gia đình thế chấp cả sổ đỏ vay ngân hàng mua giống, phân bón… về trồng hoa. Sau lũ, hoa chết, nợ nần chồng chất.

Một điều đáng buồn là, hiện nay theo cơ chế hỗ trợ 191 của tỉnh Quảng Ngãi, cây hoa lại chưa được đưa vào danh mục được hỗ trợ nên sẽ gây khó khăn cho người dân địa phương. Tỉnh Quảng Ngãi cũng chưa có cơ chế, chính sách để hỗ trợ thiệt hại cho người trồng hoa.

Mặc dù đã áp dụng nhiều cách để giảm thiệt hại nhưng vẫn không thắng được lũ dữ, người trồng hoa chỉ còn một ít mang đến Chợ hoa Xuân. Thiết nghĩ, UBND tỉnh Quảng Ngãi cần có chính sách hỗ trợ kịp thời, giúp những người trồng hoa ở huyện Tư Nghĩa sớm khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống.

Minh Ngọc

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top