Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 6 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 9 tháng 1 năm 2018 | 10:51

Ông Bùi Ngọc La, Chủ tịch UBND Huyện Điện Biên Đông: Đặt trong chương trình tổng thể, giảm nghèo đạt mục tiêu

Những năm qua, huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để giảm nghèo bền vững và đạt được nhiều kết quả ghi nhận. Phóng viên Báo Kinh tế nông thôn đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Ngọc La, Chủ tịch UBND huyện Điện Biên Đông xung quanh vấn đề này.

Ông Bùi Ngọc La, Chủ tịch UBND huyện Điện Biên Đông.

 

Xin ông cho biết một vài nét về công tác giảm nghèo trên địa bàn trong thời gian qua?

Huyện Điện Biên Đông  xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng và được đặt trong chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện. Vì vậy, thời gian qua, cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể đã tích cực triển khai đồng bộ các chủ trương, giải pháp,  nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo và thu được kết quả quan trọng.

Tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm từ 57,83% cuối năm 2011 xuống còn 38,53% vào cuối năm 2015, bình quân mỗi năm giảm 4,83%. Hết năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Điện Biên Đông còn 60,76%,  giảm 5,58% so đầu năm 2017.

Trong quá trình thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo, huyện Điện Biên Đông đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất: Phải xác định xóa đói, giảm nghèo là một trong những chính sách ưu tiên trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo phải đúng trọng tâm, trọng điểm; về chỉ đạo, phải quyết liệt, biết khối lượng công việc, lực lượng thực hiện, thời hạn hoàn thành; về chủ trì, phải gương mẫu, tận tụy, sâu sát, dân chủ, sáng tạo nhưng đúng pháp luật của Nhà nước.

Thứ hai: Xây dựng lộ trình thực hiện các chính sách, các biện pháp đột phá, nhằm thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn. Phải tích cực giải quyết việc làm cho người lao động, gắn với đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn. Đây là một trong những giải pháp tích cực có tác động rất lớn đối với công tác xóa đói, giảm nghèo.

Thứ ba: Phấn đấu thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững thông qua việc đẩy mạnh các chương trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, các chương trình hỗ trợ sản xuất và đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc thế mạnh của huyện.

Thứ tư: Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn, bảo đảm đúng mục tiêu, đúng đối tượng, không thất thoát; kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn kinh phí của chương trình không đúng mục đích, không có hiệu quả.

Thứ năm: Hằng năm đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo; kịp thời khắc phục những yếu kém, tồn tại để tổ chức thực hiện tốt hơn cho những năm tiếp theo.

Vậy đâu là những khó khăn trong công tác giảm nghèo tại địa phương, thưa ông?

Điện Biên Đông là một huyện miền núi, diện tích rộng, dân cư sống phân tán, nằm cách xa các trung tâm, giao thông không thuận lợi...Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhìn chung còn yếu kém, chưa đồng bộ; chất lượng nguồn nhân lực không đồng đều; tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn cao; tỷ lệ hộ nghèo cao và không đồng đều giữa các xã trong huyện.

Là một huyện nghèo nên nguồn lực huy động tại chỗ cho công tác giảm nghèo còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, phụ thuộc vào ngân sách Trung ương cấp và tỉnh giao. Bên cạnh đó, giá cả biến động, thiên tai, thời tiết và dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp... làm ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư sản xuất kinh doanh, chăn nuôi và trồng trọt của các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư.

Còn nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp, làm phát sinh tư tưởng ỷ lại của bản thân người nghèo; có xu hướng một số cơ sở và người dân không muốn thoát nghèo để được hỗ trợ...

Để công tác giảm nghèo đạt mục tiêu và hạn chế tái nghèo, xin ông cho biết, thời gian tới, địa phương ưu tiên, tập trung thực hiện những giải pháp gì?

Chúng tôi sẽ tập trung phát triển chăn nuôi gia súc lớn gắn với thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng giá trị ngành chăn nuôi. Các xã, thị trấn quy hoạch vùng chăn thả, vùng trồng cỏ theo đúng quy hoạch phát triển. Trồng cỏ để phục vụ chăn nuôi, chủ động nguồn thức ăn, từng bước thay đổi tập quán thả rông gia súc, góp phần quản lý tốt đàn gia súc. Tận dụng tối đa diện tích đất nhỏ lẻ, manh mún, ven sông suối, ao, hồ; đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi.

Duy trì tăng trưởng đàn gia súc trên địa bàn huyện; đẩy nhanh tăng trưởng cơ học thông qua các chương trình dự án, bằng hình thức hỗ trợ trực tiếp về con giống...

Đồng thời tiếp tục thực hiện vận động nhân dân khai hoang ruộng nước. Hàng năm phấn đấu tăng độ che phủ rừng 1%/năm trong đó tập trung khoanh nuôi, bảo vệ rừng, tái sinh rừng...

Xin cảm ơn ông!

                   Ngọc Bích

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top