Ông Dương Đình Tiến được hưởng chế độ thương binh sau 34 năm bị dừng chi trả
Sau 34 năm bỗng dưng bị cắt chế độ mà không rõ nguyên nhân, ông Dương Đình Tiến đã kiên trì đi đòi lại chế độ. Với sự giúp sức của các cơ quan báo chí, các con…, Tết này ông Tiến đã được nhận hai tháng trợ cấp đầu tiên trong niềm vui phấn khởi.
Ông Dương Đình Tiến (SN 1944, trú tại xã Kỳ Lâm (nay là xã Lâm Hợp), huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), nhập ngũ ngày 5/4/1963, trực tiếp chiến đấu tại chiến trường Tây Nguyên và chiến trường Quảng Trị.
Trong quá trình chiến đấu, ông đã hai lần bị thương, được giám định tỷ lệ thương tật và cấp sổ thương binh hạng một vĩnh viễn.
Tháng 12/1976 ông xuất ngũ về địa phương. Năm 1984, do sức khỏe yếu, ông được đi giám định lại sức khỏe, được Ty thương binh xã hội Nghệ Tĩnh ban hành Quyết định trợ cấp thêm chế độ bệnh binh với tỷ lệ thương tật 61% và được cấp giấy chứng nhận bệnh binh.
Tháng 10/1987, cán bộ thương binh- xã hội (TB-XH) xã Kỳ Lâm đến thu hồi sổ bệnh binh và thẻ thương binh của ông Tiến để nộp lên trên. Sau đó ông Tiến bỗng dưng bị cắt luôn hai chế độ bệnh binh và thương binh mà không rõ nguyên nhân. Cũng từ đó, ông Tiến đã gửi đơn kêu cứu khắp nơi từ địa phương đến Trung ương nhưng tất cả đều vô vọng mặc dù một số cơ quan ở Trung ương đã có nhiều văn bản chỉ đạo tỉnh Hà Tĩnh vào cuộc nhưng các cơ quan chuyên môn của tỉnh này... đùn đẩy trách nhiệm.
Giữa năm 2016, ông Tiến viết đơn cầu cứu đến các cơ quan báo chí, nhận được đơn, nhà báo Xuân Hoàng đã vào cuộc cùng với sự giúp sức của các con ông Tiến, các cá nhân có kinh nghiệm trong ngành TB-XH nghỉ hưu và nhiều cán bộ địa phương nắm rõ việc ông Tiến đã là thương binh ở địa phương…, đã giúp sức, động viên cùng ông Tiến theo đuổi đến cùng vụ việc.
Đặc biệt trong quá trình xác minh, điều tra của nhà báo tại thời điểm năm 2016 các cá nhân liên quan ở địa phương đều thừa nhận việc ông Tiến đã từng là thương binh và bệnh binh được hưởng đồng thời hai chế độ là hoàn toàn đúng. Cụ thể, ông Phạm Hồng Lân (SN 1953, trú Thôn Hải Hà, xã Lâm Hợp, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) nguyên Phó Ban chuyên trách TB-XH xã Lâm Hợp thừa nhận: “Tôi khẳng định, ông Dương Đình Tiến là đối tượng chính sách của xã. Chính tôi là người đi nhận chế độ trên cấp về cấp cho ông Tiến hàng tháng. Thời điểm đó, tôi là người trực tiếp nhận sự chỉ đạo của Phòng TB-XH huyện Kỳ Anh đến thu sổ bệnh binh 61% của ông Tiến để nộp lên trên. Sau khi thu xong, tôi nộp cho ông Nguyễn Thái Cảnh, cán bộ phụ trách công tác TB-XH huyện nhưng sau đó tôi không thấy trên chi trả chế độ cho ông Tiến nữa mà chẳng biết nguyên nhân vì sao?”
Ông Nguyễn Văn Niện (SN 1958, trú Thôn Bắc Hà, xã Lâm Hợp), nguyên phó Ban TB-XH xã Lâm Hợp từ năm 1983- 1985 cũng xác nhận ông Dương Đình Tiến là đối tượng chính sách được hưởng chế độ thương binh và bệnh binh của xã.
Còn ông Lê Hồng Phong (SN 1955), Bí thư Chi bộ thôn Kim Hà, xã Lâm Hợp, là người từng giữ nhiều chức vụ chủ chốt trong xã thời kỳ đó và là người giải quyết đơn khiếu nại của ông Tiến khi bị mất chế độ cũng đã thừa nhận là ông nắm rất rõ việc ông Tiến là đối tượng chính sách của xã.
Cũng tại thời điểm năm 2016, trả lời câu hỏi của chúng tôi, ông Trần Điểu, Chủ tịch UBND xã Lâm Hợp, cho biết: “Trước đây, tôi biết rõ ông Tiến là người có công và được hưởng hai chế độ chính sách tại xã, đó là chế độ bệnh binh và chế độ thương binh. Quan điểm của chính quyền xã là rất mong muốn cấp trên sớm phục hồi chế độ chính sách cho ông Tiến vì hiện nay ông Tiến đã già rồi và sức khỏe lại rất yếu. Không những vậy, vợ ông Tiến lại bại liệt nằm một chỗ nữa, gia cảnh rất khó khăn. Đồng thời cũng là trách nhiệm của xã hội thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn”.
Ngoài ra còn nhiều nhân chứng khác mà chúng tôi đã đến tìm hiểu tất cả đều xác nhận đã từng sống, chiến đấu và công tác cùng ông Tiến đã nắm rất rõ quá trình ông Tiến bị thương và sau đó được hưởng chế độ thương binh và bệnh binh tại địa phương sau khi xuất ngũ. Tuy nhiên, điều mọi người đều phân vân là không hiểu nguyên nhân vì sao ông Tiến lại bị cắt chế độ một cách vô cớ (?!).
Vậy nhưng thời điểm đó, khi trả lời câu hỏi của chúng tôi, cán bộ Phòng LĐ-TB-XH huyện Kỳ Anh, Sở LĐ-TB-XH tỉnh Hà Tĩnh hầu hết đều trả lời là không biết, không thu hồi sổ thương binh và bệnh binh, không yêu cầu cầu đi khám lại và cũng không cắt chế độ của ông Tiến…?!
Trước sự việc trên, cùng với nhà báo, ông Tiến và các con ông đã tiếp tục đi gõ của khắp nơi đến các cơ quan Trung ương. Đọc được thông tin trên báo chí và bức tâm thư kêu cứu của ông Tiến, ông Nguyễn Đình Liêu, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH đã vào cuộc và nhiều lần làm việc với Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung. Với bằng chứng thuyết phục khi ông Tiến còn giữ khá đầy đủ các loại giấy tờ liên quan đến việc tham gia chiến đấu bị thương, quyết định xuất ngũ, sổ lương thực cấp chế độ thương, bệnh binh, sổ khám sức khỏe, quyết định gốc hưởng chế độ bệnh binh…, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã chỉ đạo ngành LĐ-TB-XH phối hợp với Cục Chính sách, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 4… giải quyết chế độ cho ông Tiến. Cuối năm 2021, ông Dương Đình Tiến đã được tiến hành giám định lại và trước Tết Nhâm Dần 2022, ông Tiến được đã được nhận hai tháng trợ cấp đầu tiên với mức hưởng 1.196.000 đồng/tháng và 300 ngàn đồng quà Tết đối với người có công với cách mạng của Nhà nước trong niềm vui phấn khởi sau gần 34 năm bị cắt chế độ một cách vô cớ.
Ở cái tuổi gần 80, với tấm thân già yếu, cầm trên tay số tiền vừa nhận, ông Tiến nghẹn ngào nói với người vợ nằm liệt giường hàng chục năm nay: “Bà ơi, vậy là tôi đã được nhận lại tháng trợ cấp đầu tiên tiền một phần xương máu của tôi gửi lại chiến trường sau 34 năm vô cớ bị cắt rồi bà ạ. Đây là công sức của bà, Tết này mừng thọ bà tuổi 80, tôi có tiền mua cho bà bộ áo quần thật đẹp rồi”.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.