"Hội hoạt động theo Luật và Điều lệ. Ông Đệ ấy có tư cách gì mà giải tán Hiệp hội! Ông ấy nói là nói như vậy là nói liều, nói bậy, nói lăng nhăng".
>> Thanh Hóa yêu cầu xử lý nghiêm khắc những sai phạm trong vụ việc DN Huy Lâm
>> Ông Nguyễn Văn Đệ là ai mà lộng quyền, coi thường lãnh đạo xứ Thanh như vậy?
>> Thanh Hóa kết luận "bầu" Đệ tố cáo sai sự thật, cần xử lý hình sự tội vu khống
>> Đại biểu Nguyễn Văn Đệ “xảo ngôn”, ai dám đập bỏ các công trình sai phép?
>> Ai cấp súng, cho phép công ty của “bầu Đệ” sử dụng xe biển xanh để hoạt động?
>> "Bầu" Đệ và 2 người con trai cùng xây dựng hàng loạt công trình lớn trái phép
>> Bóc mẽ động cơ khiến bầu Đệ liên tục tố Giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hóa
"Ý tưởng ngô nghê" của Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng vừa ký Công văn số 8724/UBND-TD kết luận và xử lý phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp Huy Lâm và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa liên quan tới vụ Sở Xây dựng Thanh Hóa bị tố “trả đũa” doanh nghiệp.
Kết luận của chủ tọa hội nghị - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng khẳng định, thông tin doanh nghiệp bị Sở Xây dựng trả đũa là không có cơ sở.
Kết luận này ngay lập tức gặp sự phản đối gay gắt của đại diện Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Doanh nghiệp tư nhân Huy Lâm.
Ông Đệ chỉ tay về phía đối diện, "quát" Giám đốc Sở Thông tin truyền thông Thanh Hóa "đùng có hỗn", ảnh: BẢO MINH.
Không dừng lại ở việc coi thường kết luận của chủ tọa - Chủ tịch UBND tỉnh, sau cuộc họp, ông Đệ ngang nhiên phát ngôn trên báo chí, đồng thời “dọa” giải tán Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa".
Mới đây nhất, tại cuộc đối thoại với UBND tỉnh Thanh Hóa sáng nay 10/8, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh này còn lớn tiếng đề nghị chuyển ông Đào Vũ Việt, Giám đốc Sở Xây dựng, sang công tác khác, bởi theo ông Đệ, với cách “trả đũa” của Giám đốc Sở Xây dựng với doanh nghiệp chỉ làm cho môi trường đầu tư trên địa bàn Thanh Hóa xấu đi.
Điều đáng nói là, những phát ngôn của vị chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa được cho là không có căn cứ, bởi trước đó, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra kết luận việc doanh nghiệp tố Sở Xây dựng “trả đũa” doanh nghiệp là không có cơ sở.
Hiệp hội doanh nghiệp Thanh Hóa chỉ là "bù nhìn?"
Trước thông tin vị Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa "dọa" giải tán Hiệp hội doanh nghiệp, hôm 11/8, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, nhiều chuyên gia cho rằng, đây là phát ngôn liều lĩnh, bậy bạ, lăng nhăng.
Ông Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ khẳng định: “Nếu Hiệp hội ở Trung ương phải được Bộ Nội vụ cho phép thành lập hội. Ở địa phương, Sở Nội vụ giúp UBND tỉnh thống nhất quản lý các hiệp hội, hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh thành lập phải trên cơ sở cho phép của tỉnh. Làm sao một mình ông Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp có quyền giải tán cả Hiệp hội ấy được!
Hiệp hội hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội đuợc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt chứ có phải thích thì thành lập, hoạt động, không thích thì bỏ đâu!
Trường hợp Hiệp hội muốn giải tán cũng phải tuân thủ quy định chung. Đối với các Hội được thành lập ở địa phương phải có sự đồng ý của lãnh đạo tỉnh.
Tỉnh đồng ý cho giải tán vì lý do thuyết phục theo đề nghị và quy định thì mới được giải tán....
Nếu trong quá trình hoạt động, Hiệp hội doanh nghiệp có vi phạm nghiêm trọng, Chủ tịch tỉnh có quyền giải thể".
Ông Phúc cho biết thêm:"Đến Chủ tịch UBND tỉnh mà không có lý do chính đáng còn không được giải tán Hiệp hội, chứ nói gì đến cá nhân.
Chắc do ông này (ông Đệ) cáu kỉnh như thế nào đó mới dám tuyên bố theo kiểu dọa dẫm như vậy”.
Tiến sĩ, Luật sư Hoàng Ngọc Giao (ảnh: HOÀNG LỰC).
Đồng quan điểm trên, Tiến sĩ, Luật sư Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và pháp luật (trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam) phân tích thêm, ý định giải tán Hiệp hội của ông Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa là rất… lăng nhăng.
“Hội hoạt động theo Luật và Điều lệ. Ông Đệ ấy có tư cách gì mà giải tán Hiệp hội. Ông ấy nói là nói như vậy là nói liều, nói bậy, nói lăng nhăng".
Cũng theo Tiến sĩ, Luật sư Hoàng Ngọc Giao, các Hiệp hội cấp tỉnh vẫn trực thuộc tỉnh quản lý về mặt nhà nước.
“Hiệp hội cấp tỉnh là trực thuộc tỉnh quản lý về mặt nhà nước cấp tỉnh. Còn công việc nội bộ của Hiệp hội là do hội viên quyết định.
Trong trường hợp vị Chủ tịch Hiệp hội không thể đáp ứng được công việc giao phó thì có thể nhường vị trí cho người khác trên cơ sở thống nhất của Ban chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp.
Do đó, các hội viên cần lên tiếng mạnh mẽ với phát ngôn “dọa”giải tán Hiệp hội của vị Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa. Bây giờ ông không muốn làm thì ông ấy xin từ chức.
Nếu cần thiết, Hiệp hội có thể họp hội đồng bất thường để miễn nhiệm ông ấy ngay. Còn hội hoạt động theo điều lệ thì vẫn là Hội chứ!”, Tiến sĩ, Luật sư Hoàng Ngọc Giao nêu quan điểm.
Tiến sĩ, Luật sư Hoàng Ngọc Giao cũng tỏ vẻ băn khoăn: “Tôi thấy việc ông ấy "dọa" giải tán Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa mà không thấy hội viên của Hiệp hội này phản ứng thì quả là điều bất thường!
Nhiều khả năng đây là cái hội “ma”, chỉ có danh sách hội viên thôi.
Có thể, kiểu thành lập hội của ông ta không thực sự là hội theo đúng nghĩa. Có thể người ta chạy chọt, xin được quyết định thành lập Hiệp hội để phục vụ lợi ích cá nhân?
Trong trường hợp này, đơn vị có thẩm quyền cần thu hồi quyết định thành lập Hiệp hội và giải tán, vì trên thực tế, với cái kiểu phát biểu tùy tiện của ông ta như vậy, rất có thể Hội đó chỉ có... một mình ông ấy hoạt động.
Từ nhận định trên, Tiến sĩ, Luật sư Hoàng Ngọc Giao cho rằng, cần kiểm tra hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa.
“Muốn xem thực hư thế nào, cần phải kiểm tra xem Hiệp hội này có sinh hoạt đầy đủ hay không? vai trò của các hội viên ra sao? hay Hiệp hội đó chỉ có vỏ chứ không có ruột?
Nếu thực sự là một Hội, tôi tin rằng, các hội viên sẽ phải lên tiếng với phát ngôn này chứ không thể để yên như thế đâu!
Cũng theo Tiến sĩ, Luật sư Hoàng Ngọc Giao, trường hợp Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa là Hội “ma” thì Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa có thể họp để xem xét trách nhiệm Đại biểu hội đồng nhân dân của vị Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa.
Có thể kiện Chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa
Về việc vị Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa đề nghị chuyển công tác Giám đốc Sở Xây dựng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc cho rằng đó là quyền (đề nghị) của công dân.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Đệ không có vai trò, thẩm quyền trong việc quyết định vị trí công tác của vị Giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hóa.
Tiến sĩ Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ (ảnh: Giáo dục Việt Nam).
“Việc người ta đề nghị chuyển công tác Giám đốc Sở Xây dựng là chuyện bình thường. Ngay cả công dân bình thường cũng có quyền làm việc đó.
Nhưng đề nghị đó có được cơ quan quản lý cán bộ xem xét có được hay không lại là chuyện khác.
Việc quyết định thay đổi vị trí công tác hay không phải do cấp quản lý cán bộ quyết định, Chủ tịch Hiệp hội làm sao có thể can dự vào việc này.
Việc quyết định chuyển công tác, hay kỷ luật cán bộ còn phải căn cứ vào vi phạm của họ (nếu có).
Mặt khác, việc kỷ luật một con người có phải là chuyện đơn giải đâu mà có thể nói chuyển là chuyển được”, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc cho biết.
Ở góc tiếp cận khác, Tiến sĩ, Luật sư Hoàng Ngọc Giao cho rằng, nếu đề nghị của vị Chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa không có căn cứ, cứ dẫn tới việc xúc phạm, làm ảnh hưởng tới nhân phẩm, danh dự, uy tín của người khác, cụ thể là Giám đốc Sở Xây dựng. Vì vậy, ông Việt có thể khởi kiện ông Đệ để đòi lại danh dự...
Theo BẢO MINH/giaoduc.net.vn
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.