Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 30 tháng 6 năm 2021 | 0:46

Phá đất rừng và đất trồng cây lâu năm ở Lương Sơn (Hòa Bình): Chính quyền, ngành chức năng lặng thinh!?

Trong thời gian ngắn, từ tháng 3 đến tháng 6/2021, trên địa bàn xã Cư Yên (Lương Sơn - Hòa Bình), xảy ra tình trạng người dân tự ý đưa máy móc “tàn phá” hàng trăm mét vuông đất rừng, đất trồng cây lâu năm…

Nhưng không thấy chính quyền địa phương, ngành chức năng có động tĩnh gì trước sai phạm!?

Chặt hạ cây cối, san đồi

Người dân thôn Giếng Xạ, xã Cư Yên phản ánh về tình trạng một số cá nhân lợi dụng thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp trên địa bàn, tự ý đưa máy móc “tàn phá” đất rừng và đất trồng cây lâu năm nhưng không bị chính quyền địa phương cũng như cơ quan chức năng vào cuộc xử lý.

Thực tế tại vị trí người dân thông tin đã không còn thấy được màu xanh của cây cối, cả một cánh rừng phút chốc chỉ còn lại màu đỏ của đất đồi đã bị tàn phá, người dân ngỡ ngàng và không khỏi bức xúc trước hành động xem thường pháp luật và sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương, ngành chức năng nên mới xảy ra sự việc nêu trên.
ảnh-1-cả-một-diện-tích-lớn-đất-rừng-bị-tàn-phá-trơ-trụi.jpg
Cả một diện tích lớn đất rừng bị tàn phá trơ trụi (Nguồn/Ảnh: K.H).

Người dân cho biết, để san lấp được cả một diện tích lớn này không thể ngày một ngày hai, đòi hỏi sự tập trung nhân lực và phương tiện lớn. Vị trí san lấp được đánh thoai thoải, tạo thành những mặt bằng rộng, rất hợp cho việc xây dựng các căn hộ nghỉ dưỡng sinh thái. Ngay dưới chân đồi, giáp với lòng suối, phía đơn vị phá rừng còn ung dung xây những bức tường kè chắc chắn, một mặt để tránh làm sạt lở đất xuống suối, mặt khác tạo được cảnh quan sau này. Tuy nhiên, vô hình chung, những bức tường kiên cố này đang làm biến dạng dòng chảy tự nhiên của suối.

Liền kề với vị trí phá rừng nơi chúng tôi đứng là Khu đô thị Beverly Hill 2. Xác minh từ nhiều nguồn tin, chúng tôi được biết, người chỉ đạo phá rừng sản xuất, san đồi để biến một vùng không gian xanh mát thành đồi trọc là hai ông Nguyễn Hữu Đạt và Nguyễn Hữu Quyết, đều có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội. Sau khi thỏa thuận mua đất với người dân địa phương, ông Đạt và ông Quyết đã cho người và máy móc chặt hạ cây cối, san đồi.

“Chiêu bài” phạt trên giấy

Được biết, ngày 29/3/2021, UBND xã Cư Yên gồm một Phó chủ tịch UBND xã cùng các cán bộ tư pháp, địa chính, công an xã phối hợp cùng Đội cảnh sát Điều tra tội phạm về Kinh tế ma túy, Công an huyện Lương Sơn đã phát hiện hành vi phá rừng tại vị trí này. Biên bản lập cùng ngày cho thấy người lái máy xúc là ông Nguyễn Kim Vinh, còn người chỉ đạo việc làm biến dạng đất là ông Nguyễn Hữu Đạt. Hoạt động thi công bắt đầu từ ngày 23/3, ông Đạt chỉ đạo san hạ mặt bằng và xây kè bao quanh lô đất.

Trước đó, thời điểm tháng 2, ông Đạt mua lại 3 lô đất tại xóm Giếng Xạ, loại đất trồng cây lâu năm và đất rừng sản xuất. Tại thời điểm lập biên bản, ông Đạt không cung cấp được các giấy tờ liên quan đến việc cho phép san hạ mặt bằng. Đương nhiên, ở thời điểm này chủ của những lô đất nói trên không phải ông Đạt.

Ngày 4/5/2021, UBND xã Cư Yên có văn bản báo cáo gửi UBND huyện Lương Sơn. Người thực hiện việc san gạt hạ thấp mặt bằng làm biến dạng địa hình đất trồng cây lâu năm và rừng sản xuất lại là ông Nguyễn Hữu Quyết.

Cụ thể, ông Quyết đã tự ý thuê 01 máy xúc hiệu Komatsu- 350 màu vàng tiến hành cải tạo hạ thấp độ cao đất tại thửa đất số 170, tờ bản đồ số 147-Đ, diện tích 2.810m2 đất, mục đích sử dụng là đất rừng sản xuất và thửa 315, tờ bản đồ số 147-Đ, diện tích 21.000m2, mục đích sử dụng, đất trồng cây lâu năm. Diện tích san gạt cả hai thửa đất này khoảng 8.000m2.

ảnh-2-máy-xúc-xuất-hiện-trên-vị-trí-đất-nối-liền-với-khu-đô-thị-beverly-hill-2.jpg
Máy xúc xuất hiện trên vị trí đất nối liền với Khu đô thị Beverly Hill 2 (Nguồn/Ảnh: K.H)

Tuy nhiên, ngay thời điểm tháng 6, tại vị trí nối giữa Khu đô thị Beverly Hill 2 và vị trí đất bị san gạt hạ thấp mặt bằng vẫn xuất hiện chiếc máy xúc màu vàng nói trên.

Ông Nguyễn Đức Thân, Chủ tịch UBND xã Cư Yên thông tin với báo chí, sau khi lập biên bản, UBND xã nhận thấy đây là việc ngoài thẩm quyền của mình nên ngày 4/5/2021 đã có văn bản báo cáo tới UBND huyện Lương Sơn. Đến giờ vẫn chưa nhận được chỉ đạo của UBND huyện.

Theo Nghị định số 91/2019/NĐ-CP, ngày 19/11/2019 của Chính phủ, hành vi phá đất rừng sản xuất, đất trồng cây của hai ông Đạt và Quyết không chỉ bị xử phạt hành chính mà còn buộc phải khôi phục hiện trạng ban đầu. Chưa kể những chế tài khác của pháp luật liên quan đến các hành vi phá rừng, xây dựng công trình trên đất rừng, đất lâm nghiệp…

Trước những thông tin nêu trên, thiết nghĩ cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình cần sớm vào cuộc kiểm tra, đồng thời có biện pháp xử lý dứt điểm tình trạng này.

Tạp chí Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

 

 

 

Hữu Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top