Cho rằng vườn cây cảnh giá trị tiền tỷ nằm trên đất dự án mà anh ta vừa ký kết, tổng giám đốc huy động quân đến chặt phá.
Ngày 9/12, Tòa án Hà Nội xét xử vụ phá vườn cây giá trị hàng chục tỷ đồng của người khác để xây biệt thự bán.
Theo cáo trạng, ông Nguyễn Tài Tùng (trú ở xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội) và ông Lê Tiến Ngọ (trú ở Hà Nội) làm hợp đồng chuyển nhượng 9.360m2 đất tại khu đồng Hoa Cả, xã Thanh Liệt cho vợ chồng bà Phạm Thị Hảo (ở phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Sau khi mua diện tích đất trên, bà Hảo đã đổ đất, san lấp, cải tạo khu đất và thuê người trồng, chăm sóc 4.800 cây cảnh, trị giá gần 2,3 tỷ đồng.
Khi vợ chồng bà Hảo mua và sử dụng mảnh đất trên, chính quyền địa phương và người dân khu vực đều biết rõ, cũng không xảy ra tranh chấp hay khiếu kiện gì.
3 năm sau, do muốn lấy lại mảnh đất đã bán cho bà Hảo, ông Tùng chơi bài "bẩn" là làm một giấy chuyển nhượng 50% diện tích đất cho Nguyễn Thiên Bắc (SN 1982, quê Vĩnh Phúc) Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư TĐG (Công ty TĐG).
Sau đó, Bắc và ông Tùng tiếp tục ký một phụ lục hợp đồng có nội dung: “Công ty TĐG được toàn quyền chia lô, thửa, tiến hành xây dựng các công trình nhà ở, huy động vốn đối với nhà đầu tư thứ cấp trên phần diện tích mà Công ty TĐG được quyền quản lý”.
Sau khi ký hợp đồng, Bắc đã triển khai dự án xây dựng khu biệt thự nhà vườn trên diện tích đất trên.
Khi tiến hành triển khai xây dựng, do khu đất trên có rất nhiều cây cảnh có giá trị do chủ sở hữu hợp pháp là bà Hảo quản lý và sử dụng, Bắc đã chỉ đạo Trợ lý của mình là Lưu Chung Tuyến (SN 1989, trú tại huyện Mê Linh, Hà Nội) chặt phá vườn cây.
Tuyến liên hệ với Trần Mạnh Hà (SN 1983, quê Vĩnh Phúc) nhờ thuê người chặt cây và dọn sạch khu vườn của bà Hảo.
Bắc giao cho Trần Hoài Sơn (SN 1984, quê Phú Thọ) trực tiếp chỉ đạo, giám sát việc chặt cây. Bản thân Bắc thuê máy xúc về san lấp mặt bằng.
Trong quá trình ông Tùng và các đối tượng chặt phá vườn cây thì gia đình bị hại và người dân khu vực đã liên tục can ngăn và nói rõ cho các đối tượng biết, đây là vườn cây do gia đình bà Hảo trồng.
Sau khi được nhân viên thông báo lại việc này, Bắc và ông Tùng vẫn chỉ đạo nhiều người phá hủy trái pháp luật 1.232 gốc cây cảnh, trị giá gần 1,4 tỷ đồng của bà Hảo.
Trước khi phiên toà này diễn ra, Tòa án Hà Nội cũng đã mở phiên toà xét xử vụ án này nhưng bị cáo Tùng có giấy xác chứng nhận của bệnh viện đang điều trị bệnh tâm thần nên các cơ quan tiến hành tố tụng đã họp và thống nhất tách rút phần tài liệu liên quan đến bị cáo Tùng để xử lý sau.
Quá trình xét xử, các đồng phạm của bị cáo Bắc đều thừa nhận hành vi phạm tội như trên. Riêng bị cáo Bắc trả lời quanh co với mục đích chối tội.
Khi HĐXX hỏi có yêu cầu gì đối với các bị cáo, bị hại là bà Hảo đề nghị HĐXX xem xét, giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo vì phạm tội lần đầu.
Quá trình khởi tố điều tra, bị cáo Bắc đã có ý thức khắc phục hậu quả. Sau khi phân tích, đánh giá toàn bộ quá trình phạm tội của bị cáo Bắc và đồng bọn, HĐXX xác định, hành vi phạm tội của bị cáo Bắc và đồng phạm đã rõ ràng. Việc bị cáo Bắc khai báo quanh co chỉ nhằm mục đích chối tội.
Cơ quan điều tra tách rút tài liệu liên quan đến bị cáo Tùng là đúng pháp luật.
Trong vụ án này, bị cáo Tùng và Bắc giữ vai trò chủ mưu. Các bị các khác tham gia với vai trò đồng phạm tích cực.
Bởi vậy, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Bắc 4 năm tù, bị cáo Tuyến 2 năm 6 tháng tù, bị cáo Sơn và bị cáo Hà cùng mức án 2 năm tù về tội Hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản./.
Theo Việt Đức/VOV
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.