Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 23 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 2 tháng 12 năm 2019 | 17:40

Phải bình ổn giá thịt lợn trong dịp cuối năm

Thời gian qua, giá thịt lợn đã tăng rất cao, do nguồn cung thiếu hụt, do dịch tả lợn châu Phi.

cp.jpg

Chiều nay (2/12), Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo thường kỳ tháng 11.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục có bước phát triển khá. Năng suất lúa mùa tăng nhẹ; chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh (đàn gia cầm tăng 12%), dịch tả lợn châu Phi tại nhiều địa phương dần được kiểm soát (có gần 4.600 xã không phát sinh dịch 30 ngày qua); lâm nghiệp phát triển ổn định (sản lượng gỗ khai thác tăng 4,5%); ngành thủy sản tiếp tục giữ đà tăng trưởng khá (sản lượng thủy sản tăng 5,7%, trong đó nuôi trồng tăng 6,4%).

CPI bình quân 11 tháng năm 2019 tăng 2,57% so với bình quân cùng kỳ, đây là mức tăng thấp nhất trong 3 năm gần đây. Một thông tin đáng chú ý khác là NHNN đã quyết định tiếp tục hạ 0,5% lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên và ngay sau đó, 4 ngân hàng thương mại lớn đã công bố chính sách cho vay mới đối với nhóm khách hàng ưu tiên.

Giá thịt lợn tăng rất cao, do nguồn cung thiếu hụt (thiếu hụt khoảng 340 nghìn tấn; buôn lậu thịt lợn diễn biến phức tạp) do dịch tả lợn châu Phi (đã tiêu hủy 5,9 triệu con; xuất hiện trục lợi trong hỗ trợ tiêu hủy dịch tả lợn châu Phi).

Chỉ còn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2019. Khối lượng công việc vẫn còn bề bộn, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo điều hành quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực theo đúng kế hoạch đề ra nhằm hoàn thành toàn diện mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Thủ tướng Chính phủ cũng có các chỉ đạo cụ thể với các vấn đề nổi cộm hiện nay, như phải có biện pháp kịp thời để bình ổn giá thịt lợn trong dịp cuối năm, tập trung ngăn chặn sự lây lan, phát tán, tiến tới khống chế dịch tả lợn Châu Phi; 

Quyết liệt hơn nữa trong việc triển khai các giải pháp hiệu quả để chống tàu thuyền của ngư dân khai thác hải sản trái phép tại vùng biển nước ngoài để tháo gỡ “thẻ vàng” EU đối với thuỷ sản Việt Nam;

Tiếp tục đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án trọng điểm, nhất là các dự án ngành điện, bảo đảm cung ứng đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt;...

Thiếu khoảng 200.000 tấn thịt lợn

Trả lời về vấn đề cung-cầu thịt lợn vẫn chưa được xác định rõ, Bộ Nông nghiệp và PTNT có tính toán đến việc nhập khẩu trong thời gian tới không?

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: Mới đây, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp với lãnh đạo một số bộ, ngành về tình hình liên quan đến giá thịt lợn và bình ổn thị trường những tháng còn lại của năm 2019. 

 

bhp1574295201.jpg

Dự báo nguồn cung thịt lợn các tháng cuối năm thiếu hụt khoảng 200.000 tấn.

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh để giảm thiệt hại. Ban Bí thư và Chính phủ cũng đã có những chỉ đạo sát sao để giảm thiểu thiệt hại của dịch tả lợn châu Phi ở mức thấp nhất có thể.

Dịch bệnh đã giảm mạnh từ tháng 6/2019 đến nay, số lợn buộc tiêu huỷ là 152.000 con, giảm 65% so với tháng 10/2019 và giảm 88% so với tháng 5/2019 – là tháng cao điểm. Đã có hơn 60% số xã có dịch đã qua 30 ngày, trong đó có 14 tỉnh có trên 85% số xã đã qua 30 ngày.

Bộ đã có 6 hội nghị để chỉ đạo, phổ biến, hướng dẫn tái đàn lợn, để nhân rộng các mô hình gia trại, trang trại, doanh nghiệp và tỉnh áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, sử dụng chế phẩm tăng cường sức đề kháng, do đó hạn chế dịch tả lợn châu Phi.

Nhiều địa phương cũng đã chỉ đạo tái đàn có kết quả để cung cấp lợn thịt cho thị trường.

Trong 10 tháng đầu năm 2019, tổng lượng thịt lợn nhập khẩu là 54.000 tấn. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chỉ đạo ngành công thương và các địa phương cần tập trung nguồn lực nhiều hơn cho công tác bình ổn mặt hàng thịt lợn trong dịp Tết Canh Tý tới đây, đồng thời có kế hoạch cho nhập khẩu thịt lợn từ các quốc gia có hiệp định song phương về xuất, nhập khẩu thịt lợn để cân đối việc thiếu hụt thịt lợn trong nước và đảm bảo hải hoà lợi ích giữa các bên.

Tới đây, Bộ đã có sáu giải pháp:

Một là tập trung làm tới cùng công tác phòng, chống dịch bệnh.

Hai là phải tái đàn ở các doanh nghiệp lớn, trang trại, gia trại, hộ gia đình phải cam kết đảm bảo an toàn sinh học.

Ba là phải nhân rộng nhanh các mô hình an toàn sinh học trong sản xuất.

Bốn là, đẩy mạnh chăn nuôi gia súc ăn cỏ, gia cầm đảm bảo ba nguyên tắc: Đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học; cân đối cung cầu; đảm bảo an sinh.

Năm là, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh, những giải pháp của Đảng, Nhà nước, Chính phủ để phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh để giảm thiệt hại.

Sáu là, ngăn chặn không cho lợn và sản phẩm lợn bán bất hợp pháp qua biên giới và nhập lậu lợn và sản phẩm lợn vào nước ta.

Kiểm soát chặt lợn xuất, nhập khẩu lậu

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng: Chúng tôi luôn coi thịt lợn là những mặt hàng thiết yếu cần phải đảm bảo thị trường nhất là trong dịp cuối năm và dịp Tết cổ truyền. Vì vậy, chúng tôi luôn theo dõi sát thị trường, cung-cầu mặt hàng thịt lợn nói riêng và thực phẩm nói chung nhằm có những tham mưu ổn định thị trường.

 

do-thang-hai.jpgThứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải

 

Do dịch tả lợn châu Phi nên nguồn cung trong nước bị giảm, giá thịt lợn trong nước tăng cao. Đến giờ phút này nếu chúng ta không cẩn trọng, tới dịp Tết và cả sau Tết thì vẫn là vấn đề rất lớn, không chỉ ảnh hưởng tới đời sống của người dân mà còn đến cả CPI, sự ổn định của nền kinh tế. Với Trung Quốc, chúng ta đã biết là giá thịt lợn tăng 100% vào tháng 9-10, ảnh hưởng đến 1% của GDP Trung Quốc.

Trước hết, trong nhiệm vụ đảm bảo về cung cầu, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, nhất là Bộ Nông nghiệp và PTNT, với các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM – những nơi chăn nuôi nguồn lợn lớn nhất của Việt Nam như Đồng Nai, Hà Nam và một số tỉnh, thành phố khác để nắm được tình hình.

Một trong những biện pháp là chúng tôi đã chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường các địa phương, nhất là các địa phương biên giới ở phía bắc và cả phía tây nam để ngăn chặn việc đưa lợn sang nơi khác, ảnh hưởng đến giá cả và thịt lợn ngày càng thiếu hụt. Quan trọng hơn nữa là chúng ta cũng kiểm soát lợn từ Thái Lan và Campuchia vào Việt Nam, mặc dù chúng ta thiếu nhưng cần lưu ý là 24 quốc gia chúng ta cho phép nhập khẩu thịt lợn vào Việt Nam lại không có hai quốc gia này. Vì vậy, dễ gây nguy cơ mất an toàn thực phẩm và lại có khả năng mang dịch bệnh vào trong nước.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, kể cả các doanh nghiệp để nắm bắt được tình hình trong nước, cung-cầu, với các biện pháp phù hợp đảm bảo nguồn cung trong nước. Trước khi có số liệu chính thức từ Bộ Nông nghiệp và PTNT thì chúng tôi cũng đã phối hợp với các doanh nghiệp để đảm bảo được lượng lợn nhập khẩu ở các nước và ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ với các nước đã ký hiệp định thương mại với Việt Nam để đảm bảo nguồn cung về thịt lợn nói chung từ nay đến Tết và cả sau Tết”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.

 

D.T
Ý kiến bạn đọc
  • Hội Làm vườn Việt Nam: Nước rút thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và thi đua phát triển kinh tế VAC

    Hội Làm vườn Việt Nam: Nước rút thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và thi đua phát triển kinh tế VAC

    Năm 2024 là nước năm nước rút để thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VII, chuẩn bị cho Đại hội lần thứ VIII và kỷ niệm 40 năm thành lập Hội Làm vườn Việt Nam vào đầu năm 2026. Phát huy những kết quả đạt được thời gian qua, Hội Làm vườn Việt Nam sẽ tích cực triển khai kế hoạch, nội dung hoạt động năm 2024.

  • Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, hướng đi tất yếu

    Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, hướng đi tất yếu

    Tại Hội thảo về nông nghiệp tuần hoàn, nằm trong khuôn khổ của Hội chợ Nông nghiệp, Xúc tiến thương mại khu vực ĐBSCL - Đồng Tháp năm 2024 (Mekong Agri Expo 2024), nhiều chuyên gia cho rằng, phát triển nông nghiệp tuần hoàn là hướng đi mới trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững, nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên không tái tạo và giảm lượng chất thải ra môi trường.

  • HLV và TT Thanh Hoá: Giúp hội viên xây dựng thương hiệu nông sản, hướng đến xuất khẩu

    HLV và TT Thanh Hoá: Giúp hội viên xây dựng thương hiệu nông sản, hướng đến xuất khẩu

    Xác định xây dựng mã số vùng trồng, trồng trọt theo quy trình VietGAP sẽ giúp nông sản tăng sức cạnh tranh; xây dựng thương hiệu, sản phẩm dễ dàng tiêu thụ, từ đó nâng cao thu nhập cho hội viên, nông dân, Hội Làm vườn và Trang trại (HLV-TT) tỉnh Thanh Hoá đã và đang tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua các hội nghị tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.

Top