Hai năm nay, giá phân bón tăng gấp 2-3 lần so với các năm trước, nhưng chất lượng thì chả biết đâu mà lần, đâu là phân bón đúng nghĩa, khi loại nào cũng đóng bao lộng lẫy, nhãn mác tử tế.
Ở miền Nam và miền Trung, phân bón giả được nhận diện lâu nay là thứ “hiện vật” làm bằng đất sét trộn vôi, rồi cho thêm tí phân thật vào để dễ đánh lừa bà con nông dân. Nay nạn làm phân giả lây lan ra phía Bắc, và Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C15) nhận diện nó còn làm ra từ thành phần chính là... xỉ than. Đã dỏm thì khi bón vào đất thứ gian thương gọi là “phân” kia còn tệ hơn đất, và tội ác xuất hiện: làm xấu đất, hư rễ, vàng lá, rụng trái, chết cây... Như tân dược cho cơ thể con người, phân bón và cây trồng cũng là một vấn đề của đạo lý, nhưng lạ thay người ta dễ dàng đạp lên để kiếm lợi.
Phân bón giả tràn lan như thế, rõ ràng nó đang góp phần đầu độc, tàn phá, làm suy nhược nền nông nghiệp, từ vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây nguyên đến vùng sản xuất lương thực lúa, bắp, rau, đậu, cây trái... trong Nam ngoài Bắc. Khi hiện trạng đã kéo dài, dai dẳng, tràn lan và nghiêm trọng đến mức này, buộc phải đòi hỏi vai trò của cơ quan quản lý nông nghiệp, hệ thống bảo vệ thực vật, khuyến nông, quản lý thị trường... lâu nay đang ở đâu trước lĩnh vực sống còn với nền nông nghiệp ấy?
Hội thảo về phân bón giả quá muộn màng vừa diễn ra ở TP.HCM tháng 9-2008 đã không cứu được những diện tích vườn ruộng khổng lồ đã trúng độc, hơn thế nữa niềm tin của nông dân trước một trật tự sản xuất, kinh doanh phân bón nhiễu nhương và nhũng loạn.
Chưa hết, đây đó ở các thành phố tỉnh lỵ gần đây người ta thường thấy cảnh nông dân mang phân giả lên tỉnh lỵ “gõ cửa” cầu cứu từ chính quyền đến tòa soạn báo, khiến ngay cư dân đô thị cũng chạnh lòng.
Một đất nước mà nông nghiệp vẫn là nguồn mạch và có đến hơn 75% dân số tồn tại nhờ bám vào đất vào cây, liệu có tổ chức, hiệp hội nào giúp người nông dân có được phân bón thật và nhà sản xuất phân bón thật giành được lợi thế trên thị trường?
Nguồn: TTO |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.