Vừa qua, hai tài xế xe tải và chủ phương tiện ở thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) đã bị lập biên bản để xử lý về hành vi đổ chất thải không đúng nơi quy định.
Ứng dụng công nghệ vào thực tiễn
Theo đó, chiều 18/2, hai tài xế xe tải và chủ phương tiện ở thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) đã bị Đội Cảnh sát giao thông - trật tự Công an thành phố triệu tập lên làm việc, lập biên bản để xử lý về hành vi đổ chất thải không đúng nơi quy định.
Theo thông tin ban đầu, thông qua hệ thống camera giám sát của Trung tâm Điều hành thông minh đặt tại UBND thành phố Đà Lạt, lực lượng chức năng thường trực hệ thống đã phát hiện hai tài xế điều khiển xe ôtô 49C-119... và 49C-206... dừng lại, đổ chất thải nông nghiệp tại một vị trí trên đèo Mimosa, khu vực Phường 10.
Từ dữ liệu của camera ghi lại, Đội Cảnh sát giao thông - trật tự Công an thành phố Đà Lạt đã xác định, triệu tập chủ sở hữu hai xe ôtô trên cùng tài xế tới làm việc.
Trong đó, một người trú tại đường Hai Bà Trưng và một người trú tại đường Nguyên Tử Lực, thành phố Đà Lạt.
Tại cơ quan Công an, hai tài xế đã thừa nhận hành vi đổ chất thải không đúng nơi quy định, đồng thời cam kết không tái phạm. Đội Cảnh sát giao thông - trật tự Công an thành phố Đà Lạt đã lập biên bản, củng cố hồ sơ để xử phạt vi phạm hành chính người vi phạm.
Trước đó, trong một thời gian khá dài, địa điểm này thường xuyên bị đổ trộm chất thải rắn, gây ô nhiễm môi trường và cảnh quan đô thị.
Trước tình trạng trên, UBND thành phố Đà Lạt đã nhiều lần chỉ đạo lực lượng chức năng tới dọn dẹp, xử lý nhưng chỉ được thời gian ngắn, chất thải rắn lại bị đổ ở đây.
Từ ngày 10/12/2019, thành phố Đà Lạt đưa Trung tâm Điều hành Thành phố thông minh đi vào hoạt động. Một trong những chức năng của Trung tâm điều hành là theo dõi sự vận hành của thành phố thông qua hệ thống camera giám sát hoạt động trên các địa bàn trong khu vực thành phố.
Thực hiện mô hình tự quản về an ninh Tổ quốc và mô hình phòng, chống tội phạm trên địa bàn, thành phố Đà Lạt đã phối hợp với 16 phường, xã tiến hành lắp đặt gần 1.000 camera giám sát an ninh, trị giá gần 10 tỷ đồng. Trong số đó, khoảng 300 camera được tích hợp vào Trung tâm Điều hành thành phố thông minh.
Trong thời gian giãn cách xã hội phòng, chống dịch COVID-19, nhờ hệ thống camera an ninh có độ phân giải cao được lắp đặt tại các địa điểm trung tâm của thành phố, những nơi thường tập trung đông người, lãnh đạo chính quyền địa phương đã kịp thời phát hiện nhiều người không đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, tập trung nhóm 2-3 người đi tập thể dục…
Ngay sau đó, các cơ quan chức năng đã tuyên truyền, yêu cầu người dân thực hiện và xử lý những người cố tình không thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định hiện hành…
Xử phạt 90 triệu đồng một doanh nghiệp khai thác đất trái phép
UBND huyện Phù Mỹ (Bình Định) vừa có quyết định xử phạt 90 triệu đồng đối với một doanh nghiệp khai thác đất trái phép.
Cụ thể, Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất và Xây dựng tổng hợp Đức Việt bị xử phạt vì hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (đất san lấp), mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tại Khoảnh 3, Tiểu khu 208, thuộc thôn Đại Thuận, xã Mỹ Hiệp (huyện Phù Mỹ). Hành vi này vi phạm quy định tại Điểm e, Khoản 1, Điều 47, Nghị định số 36/2020/NĐ-CP, ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước, khoáng sản.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất và Xây dựng tổng hợp Đức Việt (Cụm Công nghiệp Mỹ Thạnh, xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ) đã bị xử phạt số tiền trên cùng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ khoáng sản đã khai thác (đất san lấp), với tổng khối lượng là 510 m3, quy giá trị hơn 7 triệu đồng.
Ngoài ra, doanh nghiệp này còn bị buộc cải tạo, phục hồi môi trường khu vực đã khai thác, đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn trong thời gian 10 ngày.
Ngoài Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất và Xây dựng tổng hợp Đức Việt, còn có hai doanh nghiệp khác cũng có hành vi tương tự trên địa bàn huyện Phù Mỹ đang được các ngành chức năng tính toán khối lượng vi phạm để xử phạt. Các đơn vị này khai thác đất trái phép để phục vụ cho công trình xây dựng Khu dân cư xã Mỹ Hiệp (giai đoạn 2) do UBND huyện Phù Mỹ làm chủ đầu tư.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.