Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 6 tháng 4 năm 2021 | 23:21

Phạt nặng trường hợp người sử dụng đất tự ý xây nhà trên đất nông nghiệp

Xử lý các bến thủy nội địa hoạt động không phép, doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường và mạnh tay đối với hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định.

Cụ thể, căn cứ Khoản 1 Điểm d Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp người sử dụng đất tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép là vi phạm pháp luật nên sẽ bị xử phạt theo quy định.
 
Theo đó, căn cứ quy định tại Điều 9, 10 và 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP thì hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sẽ bị xử phạt như sau:
 
Mức phạt đối với trường hợp chuyển đất trồng lúa sang đất ở
 
m.jpg
m1.jpg
m2.jpg
Mức phạt đối với trường hợp chuyển đất trồng lúa sang đất ở

 

Mức phạt đối với trường hợp chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất ở.

 

m3.jpg
m4.jpg
 Mức phạt đối với trường hợp chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất ở.

Mức phạt đối với trường hợp chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất ở

 

m5.jpg
m6.jpg
Mức phạt đối với trường hợp chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất ở.
Ngoài ra, người sử dụng đất còn buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm (trừ trường hợp buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP); buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
 
Đặc biệt, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm. Như vậy, tổ chức tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép có thể bị phạt tiền đến 1 tỉ đồng.

Xử lý 52 bến thủy nội địa hoạt động không phép

Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Công an TP, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện trên địa bàn thành phố… về việc kiểm tra, xử lý triệt để các bến thủy nội địa hoạt động không phép trên địa bàn.

Cụ thể, Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh đề nghị Công an TP phối hợp với UBND TP Thủ Đức và UBND các quận, huyện: 7, 8, 12, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh, các cơ quan đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, có biện pháp xử lý triệt để hành vi vi phạm đối với 52 bến thủy nội địa hoạt động không phép.

 

m11.jpg
Hiện nay, TP Hồ Chí Minh còn tồn tại 52 bến thủy nội địa không phép

Trước đó, ngày 30/3, Thanh tra Sở Giao thông Vận tải TP đã có báo cáo về việc rà soát, cập nhật danh sách các cảng, bến thủy nội địa hoạt động không phép trên địa bàn. Lực lượng thanh tra đã chủ trì, phối hợp cùng Cảng vụ đường thủy nội địa TP, Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực III kiểm tra, rà soát các cảng, bến thủy nội địa đang hoạt động không phép trên địa bàn và ghi nhận có tổng cộng 52 bến thủy nội địa đang hoạt động không có giấy phép.

Theo Thanh tra Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh, trong tổng số 52 bến thủy nội địa không phép, có 3 bến đang hoạt động trên các tuyến sông, kênh, rạch do Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực III quản lý gồm: 1 bến ở huyện Củ Chi và 2 bến ở TP Thủ Đức. 49 bến hoạt động trên các tuyến sông, kênh, rạch do Cảng vụ đường thủy nội địa TP quản lý. Các bến này chủ yếu là vận chuyển vật liệu xây dựng, neo đậu, sửa chữa đóng phương tiện… Cụ thể, tại quận 8 có 4 bến, huyện Bình Chánh có 12 bến, thành phố Thủ Đức có 15 bến, huyện Hóc Môn có 5 bến, huyện Cần Giờ có 5 bến…

Doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường

Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam vừa ký quyết định số 683/QĐ-UBND xử phạt vi phạm hành chính 370 triệu đồng đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Hương Dừa, do bà Phạm Thị Diễm Tú (sinh năm 1987) làm Giám đốc về hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường.

Cụ thể, Công ty Hương Dừa (chuyên mua, bán, sơ chế thạch dừa thô), trú chân ở ấp Mỹ An B (xã Mỹ Thạnh An, thành phố Bến Tre) bị xử phạt về hành vi lắp đặt thiết bị, đường ống để xả chất thải (nước thải sản xuất) không qua hệ thống xử lý ra môi trường.

Với sai phạm này, doanh nghiệp phải chịu mức phạt 140 triệu đồng. Việc xử phạt được thực hiện theo quy định tại điểm d, khoản 3, Điều 10, Nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

 

m12.jpg
(Ảnh minh họa: KT)

Công ty Hương Dừa còn bị xử phạt 230 triệu đồng về hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên (tổng Coliform vượt 1.000 lần), thải lượng nước từ 20 m3/ngày đến dưới 40 m3/ngày. Việc xử phạt được thực hiện theo điểm d, khoản 6, Điều 13, Nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

Ngoài xử phạt hành chính, UBND tỉnh Bến Tre còn yêu cầu Công ty Hương Dừa thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong 30 ngày kể từ ngày nhận quyết định.

Cụ thể, công ty phải vận hành đúng quy trình bảo vệ môi trường, tháo dỡ công trình bảo vệ môi trường được xây lắp không đúng nội dung trong đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt (tháo dỡ thiết bị đường ống thoát nước thải không qua xử lý ra môi trường).

 

 

 

Hữu Thắng (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
Top