Lực lượng chức năng tỉnh Lâm Đồng, Trà Vinh xử phạt vi phạm hành chính nhiều cửa hàng, cty do kinh doanh, bán nhiều loại phân bón không phù hợp với tiêu chuẩn công bố. Trong khi đó, Tổng cục Hải quan vừa có văn bản gửi cục hải quan các tỉnh, thành phố yêu cầu rà soát, kiểm soát, ngăn chặn tình trạng phân bón giả, kém chất lượng.
Lâm Đồng xử phạt 3 cửa hàng bán phân bón kém chất lượng
Mới đây, ông Kiều Xuân Việt, Phó Giám đốc Sở Công Thương kiêm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lâm Đồng cho biết, Chi cục đã tiến hành xử phạt 3 cửa hàng về hành vi kinh doanh phân bón vi phạm chất lượng với tổng số tiền 40.880.000 đồng.
Theo đó, Đội Quản lý thị trường số 3 (Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lâm Đồng) đã phối hợp với cơ quan chức năng huyện Di Linh, kiểm tra đột xuất 3 cửa hàng kinh doanh phân bón trên địa bàn huyện này là các cửa hàng Phân bón Thanh Bình, Phân bón Thu Chính và Phân bón Hiếu hải - Tân Thu và tiến hành lấy một số mẫu phân bón đi thử nghiệm chất lượng.
Lực lượng chức năng các tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Trà Vinh xử phạt vi phạm hành chính nhiều cửa hàng, công ty do kinh doanh, bán nhiều loại phân bón không phù hợp với tiêu chuẩn công bố.
Kết quả kiểm tra cho thấy các mẫu phân bón NPK siêu vi lượng Alpha 3 sản xuất tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tân Hiệp Pháp, địa chỉ Cẩm An, Cẩm Giang, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
Mẫu phân bón NPK 16-10-16+TE sản xuất tại Công ty TNHH BaConCo, địa chỉ Khu công nghiệp Phú Mỹ 1, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Mẫu phân bón NPK 15-7-21+13S+TE+Bo sản xuất tại Công ty TNHH Việt - Nauy, địa chỉ Cụm công nghiệp Bảy Mẫu, KP Khánh Long, phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng.
Cùng với đó, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lâm Đồng đã gửi về các tỉnh Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương, đề nghị kiểm tra, xử lý các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phân bón vi phạm chất lượng và cung ứng sản phẩm này ra địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Trà Vinh: Phát hiện 5 mẫu phân bón giả, kém chất lượng
Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Trà Vinh đã kiểm tra và lấy 12 mẫu phân bón của các đại lý kinh doanh phân bón tại huyện Càng Long, Châu Thành và thành phố Trà Vinh để thử nghiệm chất lượng theo quy định. Kết quả có 5 mẫu phân bón không đạt yêu cầu về chất lượng; trong đó, 4 mẫu có chất lượng không phù hợp với công bố áp dụng và một mẫu là hàng giả.
Các công ty có mẫu Mẫu phân bón không đạt yêu cầu về chất lượng gồm: Cty TNHH Hóa Nông Mùa Vàng, địa chỉ lô N5, đường số 6, cụm công nghiệp Lợi Bình Nhơn, xã Lợi Bình Nhơn, thành phố Tân An, tỉnh Long An; Công ty TNHH SX-TM Yên Trang, địa chỉ ấp 10, xã Lương Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An; Công ty TNHH sản xuất phân bón Hùng Thịnh, địa chỉ kho D1 lô D, KCN Tân Kim, xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An; Công ty cổ phần phân bón Việt Mỹ, địa chỉ 03/45/9 Thành Thái, phường 14, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh; Công ty TNHH MTV DV-TM Sen Vàng, địa chỉ số 225, Huỳnh Hoàng Hiển, phường 7, thành phố Tân An, tỉnh Long An.
Lực lượng chức năng đã xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền hơn 100 triệu đồng đối với 5 vụ vi phạm trên.
Kiến nghị khởi tố vụ Thuận Phong sản xuất phân bón giả
Lãnh đạo 3 công ty luật vừa có văn bản kiến nghị gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ ban ngành liên quan và tỉnh Đồng Nai đề nghị khởi tố vụ án Thuận Phong sản xuất phân bón giả
Liên quan đến vụ kinh doanh phân bón giả của Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại Thuận Phong, lãnh đạo 3 công ty luật (thuộc Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) vừa có văn bản kiến nghị gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ ban ngành liên quan và tỉnh Đồng Nai đề nghị khởi tố vụ án.
Tổng cục Hải quan siết quản lý tình trạng phân bón giả, kém chất lượng
Mới đây, Tổng cục Hải quan vừa có văn bản số 7581/TCHQ-ĐTCBL gửi cục hải quan các tỉnh, thành phố yêu cầu rà soát, kiểm soát, ngăn chặn tình trạng phân bón giả, kém chất lượng.
Theo đó, Tổng cục Hải quan yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố hướng dẫn và kiểm tra các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lĩnh vực phân bón tại Việt Nam, đảm bảo đúng quy định về chính sách quản lý đối với phân bón xuất khẩu, nhập khẩu (theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20/9/2017 của Chính phủ).
Tăng cường công tác thu thập, xử lý thông tin, nắm tình hình hàng hóa NK, nhất là các mặt hàng phân bón qua đó phát hiện, ngăn chặn kịp thời tình trạng nhập lậu phân bón, phân bón giả, kém chất lượng vào Việt Nam để xử lý theo quy định của pháp luật.
Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát qua các cửa khẩu, đường mòn, lối mở, cánh gà cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu, khu thương mại, khu vực tập kết hàng hóa gần biên giới, các tuyến đường bộ, đường sát liên vận, đường biển… sau đó tìm cách thẩm lậu vào thị trường Việt Nam để tiêu thụ.
Đồng thời, các đơn vị phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát cơ chế chính sách về mặt hàng phân bón nhằm phát hiện những bất cập, tiềm ẩn nguy cơ buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép phân bón qua biên giới; phối hợp với các lực lượng như: Biên phòng, Công an, Quản lý thị trường, Cảnh sát biển… chia sẻ thông tin, tuần tra kiểm soát; kiên quyết xử lý nghiêm cá nhân, tập thể thiếu tinh thần trách nhiệm, làm ngơ hoặc tiếp tay cho buôn lậu diễn ra trên tuyến, địa bàn, đơn vị, lĩnh vực phụ trách.
Hoàng Văn (t/h)
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.