Ngày 20/5, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức Diễn đàn khuyến nông@ nông nghiệp “giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm”.
Hội nghị được tổ chức tại tỉnh Vĩnh Phúc, với sự tham gia của đại diện Cục Chăn nuôi, Cục Trồng trọt, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), các chuyên gia, hiệp hội, doanh nghiệp, hộ sản xuất nông nghiệp hữu cơ...
Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chia sẻ: Những năm gần đây, hoạt động sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng được toàn xã hội quan tâm. Trước thực tế đó, Bộ NN-PTNT, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã triển khai nhiều hoạt động, xây dựng các cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý nhằm khuyến khích, thúc đấy sản xuất nông nghiêp hữu cơ phát triển. Các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, có chứng nhận hữu cơ xuất hiện ngày càng nhiều trên tất cả các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản...
Thông qua những mô hình này, nhận thức của người sản xuất đang có sự chuyển biến rất tích cực theo hướng từ sử dụng phân bón, thuốc BVTV hóa học sang sử dụng các sản phẩm vi sinh, hữu cơ, canh tác an toàn; từ sản xuất quy mô nông hộ sang xây dựng các chuỗi liên két sản xuất tiêu thụ sản phẩm...
Tuy nhiên, theo ông Thanh, để hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơ được nhân rộng, cần phải có sự vào cuộc của toàn xã hội; xây dựng được các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, trong đó các doanh nghiệp phải đóng vai trò dẫn dắt sản xuất. Bởi lẽ, doanh nghiệp nắm bắt rõ nhất những chuyển động của thị trường, từ đó đặt hàng cho sản xuất, hướng dẫn nông dân tạo ra những sản phẩm theo đúng nhu cầu của thị trường.
“Phải xem phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ là câu chuyện chung của toàn xã hội chứ không phải riêng của ngành nông nghiệp. Các cơ quan quản lý, địa phương cần xây dựng được cơ chế chính sách cụ thể để khuyến khích nông dân thay đổi thói quen, tập quán sản xuất theo hướng an toàn, hữu cơ. Bên cạnh đó, yếu tố then chốt là phải thu hút được các doanh nghiệp tham gia xây dựng chuỗi liên, phân khúc rõ ràng trong chuỗi vai trò của từng thành tố tham gia thì hoạt sản xuất nông nghiệp hữu cơ mới thực sự đi vào cuộc sống”, ông Lê Quốc Thanh nhấn mạnh.
Trong khuôn khổ diễn đàn, đại diện Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, các cơ quan quản lý nhà nước đã cùng với các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất thảo luận sôi nổi, bàn những giải pháp tháo gỡ những khó khăn, tồn tại mà hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang gặp phải.
Đại diện Tập đoàn Quế Lâm chia sẻ: Những năm qua, Tập đoàn đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, các địa phương, HTX, hộ sản xuất trên khắp mọi miền tổ quốc xây dựng các mô hình nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn theo chuỗi, vừa giúp nâng cao giá trị kinh tế, vừa góp phần bảo vệ môi trường.
Đến hiện tại, số tỉnh, thành phố phối hợp cùng Tập đoàn Quế Lâm làm nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn là trên 23 tỉnh thành, với diện tích hơn 2.500 ha trên nhiều loại cây trồng. Tập đoàn đã chủ động bao tiêu trên 30% tổng sản lượng. Đặc biêt, các diện tích sản xuất theo hướng hữu cơ tiêu thụ rất thuận lợi, giá bán luôn chênh nhau từ 4 - 5% (cây công nghiệp), từ 10 - 35% (cây ăn quả, rau màu và lúa).
Tại diễn đàn, đại diện Tập đoàn Quế Lâm cũng đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác với Trung tâm Khuyến nông 23 tỉnh, thành phố, sẵn sàng đồng hành cùng các địa phương đẩy mạnh hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới...
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.